Đây là thời kỳ mà các vận động viên rơi vào khủng hoàng sau thời kỳ đỉnh cao. Trên thị
trường chứng khoán, những điều tương tự thường xảy ra với các công ty tăng trưởng quá
nóng. Các nhà đầu tư thường có xu hương vui mừng lao vào những công ty tăng trưởng
nhanh, tuy nhiên không ai có thể đi theo cuộc chơi này mãi mãi, bởi vì thậm chí những
công ty tăng trưởng nhanh nhất cũng có thể rơi vào suy thoái bất cứ lúc nào. Bạn hãy
dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và phân tích về những hiện tượng này, từ đó quyết
định xem lúc nào nên lao vào và lúc nào không nên.
8. Đừng dùng tiền của mình đầu tư vào thị trường với những mục tiêu đại loại như
cố gắng mua được những cổ phiếu với mức giá cao nhất hay thấp nhất.
Các nhà nghiên cứu hiện vẫn còn đang tìm kiếm một cách thức để xác định chính xác lúc
nào thị trường ở mức trần và lúc nào ở mức sàn, nhưng điều này có thể không bao giờ
biết được.
9. Tỷ lệ trung bình đồng vốn đầu tư:
Đầu tư với lượng tiền nhất định hàng tháng hay hàng quý trong năm là cách tốt nhất và
duy nhất để có thể giữ bạn trên con đường mà mình đã lựa chọn.
10. Tái cân bằng. Bạn nên dành 60% tiền bạc của mình đầu tư vào cổ phiếu và 40%
vào trái phiếu.
Nếu cổ phiếu gặp khủng hoảng và chiếm tới 75% tổng vốn đầu tư của bạn, bạn nên bán
bớt chúng đi để tái cân bằng ở mức 60-40. Với cách này, bạn sẽ có thể loại bỏ những cổ
phiếu đang trở nên đắt tiền hơn và mua vào loại rẻ tiền hơn. Đó là cách mua rẻ bán đắt.
11. Lợi nhuận cao bao giờ cũng gắn liền với rủi ro lớn, tuy nhiên không phải bất cứ
rủi ro nào cũng tất yếu dẫn tới lợi nhuận cao.
Trước sức hấp dẫn của các khoản lợi nhuận khổng lồ, một nhà đầu tư thông minh sẽ
không dấn thân một cách mạo hiểm vào những vụ đầu tư nếu anh ta không nhìn thấy sự
an toàn tối đa. Trong quãng thời gian “chú bò” thị trường chứng khoán được nuôi lớn thái
quá, bạn có thể mất tiền từ niềm đam mê cổ phiếu của mình, hay đơn giản là công ty mà
bạn cho rằng sẽ thành công có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
12. Bạn có thể không biết mình phải đối mặt với những rủi ro nào, cho đến khi bạn
hứng chịu những mất mát thực sự.
Cũng giống như các trường hợp ngộ độc thực phẩm, rủi ro là một cái gì đó rất khó để
hiểu về mặt lý thuyết. Một sự thật khó nghe đó là Nasdaq đã “chôn vùi” không biết bao
nhiêu nhà đầu tư công nghệ, những người nghĩ rằng mình không thể bị tổn thương.
13. Quy tắc 72.
Một mánh khóe để tính toán xem bạn sẽ cần bao nhiêu thời gian để nhân đôi số tiền của
mình. Ví dụ bạn phải mất bao nhiêu năm để khoản tiền 1000 đồng chuyển thành 2000
đồng ở mức lợi nhuận 8%? Hãy lấy 72 chia cho 8, bạn có 9 năm. Từ ví dụ này, bạn có thể
tính toán cho mình khoảng thời gian sinh lợi nhuận.
14. Tái đầu tư.
2