a) Việc trích lập dự phòng hoặc đánh giá tổn thất tài sản được ghi giảm trực tiếp vào giá
trị ghi sổ của tài sản, không thực hiện trích lập dự phòng trên TK 229 - “Dự phòng tổn
thất tài sản”;
b) Việc tính khấu hao hoặc ghi nhận tổn thất của TSCĐ, Bất động sản đầu tư được ghi
giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của tài sản, không sử dụng TK 214 để phản ánh hao mòn
lũy kế.
7. Khi giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp, doanh nghiệp phải xử lý một
số vấn đề tài chính sau:
- Thực hiện trích trước vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh đối với các khoản lỗ
dự kiến phát sinh trong tương lai nếu khả năng phát sinh khoản lỗ là tương đối chắc chắn
và giá trị khoản lỗ được ước tính một cách đáng tin cậy; Ghi nhận nghĩa vụ hiện tại đối
với các khoản phải trả kể cả trong trường hợp chưa có đầy đủ hồ sơ tài liệu (như biên bản
nghiệm thu khối lượng của nhà thầu..) nhưng chắc chắn phải thanh toán;
- Đối với khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đang phản ánh lũy kế trên Báo cáo tình hình
tài chính (như chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang Đồng
Việt Nam), doanh nghiệp kết chuyển toàn bộ vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi)
hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ);
- Các khoản chi phí trả trước chưa phân bổ hết như lợi thế thương mại phát sinh từ hợp
nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, công cụ dụng cụ xuất
dùng, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí trong giai đoạn triển khai… được ghi giảm
toàn bộ để tính vào chi phí trong kỳ. Riêng chi phí trả trước liên quan đến việc thuê tài
sản, trả trước lãi vay được tính toán và phân bổ để phù hợp với thời gian trả trước thực tế
còn lại cho đến khi chính thức dừng hoạt động;
- Các khoản chênh lệch lãi, lỗ khi đánh giá lại tài sản và nợ phải trả sau khi bù trừ với số
dự phòng đã trích lập (nếu có) được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập
khác hoặc chi phí tài chính, chi phí khác tùy từng khoản mục cụ thể tương tự như việc ghi
nhận của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục.
8. Trường hợp giả định về sự hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo,
doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về khả năng tạo tiền và thanh toán nợ phải trả, vốn
chủ sở hữu cho các cổ đông và giải thích lý do về sự không so sánh được giữa thông tin
của kỳ báo cáo và thông tin kỳ so sánh, cụ thể:
- Số tiền có khả năng thu hồi từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản, thu hồi nợ phải thu;
- Khả năng thanh toán nợ phải trả theo thứ tự ưu tiên, như khả năng trả nợ ngân sách Nhà
nước, trả nợ người lao động, trả nợ vay, nợ nhà cung cấp;
5