CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, lỗi về
quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ
ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
2. Kĩ năng: - Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Sửa được lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói
3. Thái độ: - Giúp học sinh nhận thức đúng về tác dụng của việc sử dụng
câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng với ngữ nghĩa.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bảng phụ (VD Phần I, II).
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1 . Kiểm tra bài cũ : - Các câu sau viết sai như thế nào, em hãy viết lại
cho đúng:
- Cười đùa vui vẻ.
- Kết quả năm học đầu tiên ở trường THCS.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
HĐ1: HD HS tìm hiểu và chữa những
câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ
- HS đọc ví dụ
? Chỉ ra những chỗ sai ở câu trên và nêu
cách chữa?
- HS: Câu a chưa thành câu, chưa có chủ
ngữ, vị ngữ, mới chỉ có phần trạng ngữ-
cách chữa: thêm chủ ngữ, vị ngữ cho câu
VD b sai giống ví dụ a, nhưng ở ví dụ b
có 2 trạng ngữ. Chữa bằng cách thêm
chủ ngữ và vị ngữ.
HĐ2: HD HS tìm hiểu câu sai về quan
hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần
câu.
- GV treo bảng phụ ví dụ
- HS đọc ví dụ
I. CÂU THIẾU CẢ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ
* Ví dụ:
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
-> Câu thiếu CN, VN
Cách chữa:
Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ
đến ngày tháng chống Mĩ cứu nước.
b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao
động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng.
-> Câu thiếu cả CN, VN
Cách chữa:
- Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao
động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng,
chúng tôi đã hoàn thành công việc được
giao.
II. CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA
GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CÂU:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét
- Câu trên sai ở chỗ nhầm lẫn giữa các
thành phần câu làm cho câu sai nghĩa.