làm người bệnh mất ngủ. Da trên vùng khớp hay cạnh khớp sưng nề, có màu đỏ hồng.
Kèm theo đó có thể xảy ra sốt nhẹ 38 - 38,5 độ, rét run, cảm giác mệt mỏi.
Các đợt viêm khớp này có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần và có thể xuất hiện nhiều lần. Tuy
nhiên, ngay khi thấy có những cơn đau báo hiệu bệnh gút như trên, bạn cần được điều trị
y tế ngay để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn gút mãn tính.
2. Những người có nguy cơ mắc bệnh gút:
- Người uống nhiều bia rượu: Uống nhiều bia rượu làm sản sinh acid lactic. Những acid
này sẽ tránh chấp sự đào thải với acid uric, làm cho lượng acid uric không thể thoát ra
ngoài hoặc thoát hết ra ngoài.
Sự tồn đọng này lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến
bệnh gút.
- Người ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao: Thực phẩm có chứa hàm
lượng purin cao như hải sản, cá cơm, cá mòi, thịt ngỗng, nội tạng động vật... cũng có thể
làm tăng acid uric dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.
- Người thừa cân, béo phì: Người thừa cân béo phì cũng có hàm lượng acid uric trong
máu rất cao nên là đối tượng dễ bị gút. Việc giảm cân, thực hiện chế độ ăn uống lành
mạnh sẽ giúp bạn giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp.
Ngoài ra, bạn cũng cần loại trừ những nguyên nhân rất nhỏ nhưng cũng rất quan trọng
gây ra bệnh gút như uống ít nước khiến cơ thể không hòa tan và đào thải được acid uric.
Các hoạt động gây ra sốc đột ngột cho cơ thể (ví dụ tắm ước lạnh khi cơ thể đang nóng)
cũng có thể là tác nhân để muối urat chuyển hóa thành acid uric.