sỏi ở một bên thận và nếu bị sỏi cả hai thận, người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố
thắt lưng.
Bên cạnh triệu chứng đau, đái máu thường gặp trong sỏi thận. Đái máu chính là biến
chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi. Khi sỏi xuống đến phần dưới
của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Triệu chứng thường gặp là đái buốt, đái
rắt, đái són. Nếu có kèm theo nhiễm trùng đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang)
sẽ xuất hiện đái đục (nước tiểu có mủ) và có thể đái ra sỏi. Cần lưu ý, khi người bệnh
sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau thắt lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu
của viêm thận - bể thận cấp.
Đái máu do bệnh sỏi thận biến chứng
Biến chứng sỏi thận thường gặp nhất là cản trở đường tiểu làm ứ đọng nước tiểu gây tổn
thương thận, suy thận, đặc biệt khi có nhiễm trùng đường tiểu đi kèm. Suy thận là căn
bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể, gây tăng huyết áp, suy tim,
nhồi máu cơ tim, trong khi tuổi đã cao, sức đề kháng đã suy giảm càng ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh.
3. Nguyên tắc phòng và điều trị sỏi thận
Trước hết cần uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (từ 1,5 - 2,0 lít) bao gồm cả
lượng nước có trong rau, quả, canh, uống sữa. Điều quan trọng là không uống liên tục
trong một khoảng thời gian ngắn, phải uống từ từ, chia đều trong ngày, nhằm tăng lượng