NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC
Hợp đồng khoán việc không phải là khái niệm mới mẻ với nhiều người, đặc biệt là người sử
dụng lao động và người lao động hiện nay, tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng khoán việc lại
không được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động 2012.
Vậy thực tế hợp đồng khoán việc có được xem là hợp pháp không? Người lao động khi ký hợp
đồng này phải nộp thuế như thế nào? Họ có được hưởng những chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội như những người lao động khác không?
Dưới đây là giải đáp các thắc mắc trên cho các bạn:
Khái niệm hợp đồng khoán việc
Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành
một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao
cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách
nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.
Phân loại hợp đồng khoán việc
Hợp đồng khoán việc toàn bộ Hợp đồng khoán việc từng phần
- Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán
toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật
chất lẫn chi phí công lao động có liên quan
đến các hoạt động để hoàn thành công việc.
- Trong khoản tiền người giao khoán trả cho
người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất,
công lao động và lợi nhuận từ việc nhận
khoán.
- Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao
động.
- Người giao khoán phải trả tiền khấu hao
công cụ lao động và tiền công lao động.
Trên thực tế, hợp đồng khoán việc vẫn được thừa nhận theo quy định pháp luật
Bởi lẽ, Bộ luật lao động 2012 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, trong các
văn bản pháp luật chuyên ngành lại có quy định về hợp đồng khoán việc.
Những trường hợp nào được ký hợp đồng khoán việc?
Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra
trong một thời điểm nhất định.
Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc
mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau: