so với một số sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình thức
bên ngoài hay chất lượng), thì sản phẩm đó sẽ được coi là sản phẩm mới.
II. Những vấn đề cơ bản về chiến lƣợc sản phẩm mới
1. Chiến lược của công ty
Để duy trì sự phát triển của mình, mọi doanh nghiệp đều phải hướng đế
tương lai với những mục tiêu cần đạt tới và những thách thức để đạt được mục
tiêu đó. Ngày nay, việc quản lý dựa trên những kinh nghiệm trực giác và sự suy
đoán chủ quan không thể là một sự đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp.
Vì vậy một chiến lược marketing được thiết lập và phát triển cho toàn bộ các
hoạt động của doanh nghiệp đều là cần thiết.
Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằm tạo
ra lợi thế cạnh tranh bền vững.
Chiến lược không chỉ là một kế hoạch, cũng không phải là một ý tưởng,
chiến lược là triết lý sống của một công ty.
Chiến lược ở đây không phải lúc nào cũng đồng nghĩa hoàn toàn với từ
dài hạn mà nó thể hiện những cố gắng của công ty nhằm đạt tới một vị trí mong
muốn xét trên vị thế cạnh tranh và sự thay đổi của hoàn cảnh. Đó là sự thể hiện
việc tìm hiểu và nhận biết những yếu tố môi trường marketing bên ngoài, đánh
giá những điều kiện và khả năng bên trong của công ty để soạn thảo các chiến
lược kinh doanh nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định.
Từ khái niệm chiến lược, chúng ta có thể hiểu chiến lược marketing là:
mục tiêu mà công ty muốn đạt tới.
2. Chiến lược marketing cho sản phẩm mới
2.1. Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing là mục tiêu mà công ty muốn đạt được như khối
lượng sản phẩm, thị phần trên những thị trường tiềm năng, khả năng sinh lợi, thế
lực trong kinh doanh, an toàn trong kinh doanh và có thể gọi là mục tiêu
marketing. Chiến lược marketing là một hoạt động của Công ty nói chung và
của bộ phận marketing nói riêng nhằm đạt được mục tiêu của Công ty trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.