2. Điều trị dùng thuốc
Hiện nay, có nhiều thuốc kiểm soát tình trạng viêm đại tràng theo các cơ chế khác nhau.
Những thuốc này có thể đáp ứng tốt với người này nhưng không đáp ứng tốt với người
khác. Do đó, đôi khi bệnh nhân cần mất thời gian để tìm thuốc phù hợp. Ngoài ra, một số
thuốc gây nhiều tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, do đó trước khi điều trị bệnh
nhân cần thảo luận về bác sỹ về nguy cơ và lợi ích của phương pháp điều trị.
Điều trị viêm đại tràng tùy theo từng trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định dùng kháng sinh
chống nhiễm khuẩn (berberin, biseptol, ercefuryl…), chống nấm (nystatin), chống ký
sinh trùng (flagyl, klion, fugacar…), chống miễn dịch (liệu pháp corticoid), giảm đau
và chống co thắt (papaverin, no-spa, spasmaverine…), chống tiêu chảy, chống loạn
khuẩn (smecta, antibio, bioflor, biolactyl…), tâm lý liệu pháp, thuốc an thần nếu cần.
Kết hợp với đó là dùng các men tiêu hóa sống để có kết quả tốt nhất. Các men tiêu hóa
sống chính là các chủng vi sinh vật có lợi, khi cộng sinh tại ruột non của con người, nó
sản sinh ra một lượng emzim giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời nó cũng cạnh tranh môi
trường sống của vi sinh vật có hại, giúp cơ thể chống lại và tiêu diệt vi sinh vật có hại.
Chính vì vậy, men tiêu hóa sống thực sự cần thiết cho những người mắc bệnh viêm đại
tràng.
3. Phẫu thuật
Nếu như chế độ ăn uống và lối sống đã thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng việc
điều trị bằng thuốc hoặc việc sử dụng các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu
quả với các triệu chứng viêm loét đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đại
tràng cho bệnh nhân.
Phẫu thuật này sẽ cắt bỏ đoạn ruột có khối u và những vùng xung quanh bị nó xâm lấn.
Tùy theo kết quả xét nghiệm tế bào để điều trị tia xạ, hóa chất hay miễn dịch kèm theo.