4
Minh nâng lên thành tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình. Cuộc sống
của người mẹ bà Hoàng Thị Loan cũng ảnh hưởng đến tư tưởng ,tình cảm của
Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người.
Còn fai kể tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em Nguyễn Thị Thanh,
Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung về lòng yêu nước thương nòi.
II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ
MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1. Cơ sở lý luận
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được “Luận cương về những vấn đề
dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Từ đây Người sáng tỏ được nhiều điều đã tìm ra
con đường để giải phóng dân tộc mình. Người đã rút ra kết luận: Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do Đảng tiên phong của giai
cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập
dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ
nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Đó là đường
lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại nhằm đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội
và giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành cơ sở lý luận cho hệ tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và về cách mạng giải phóng dân tộc nói riêng.
2. Cơ sở thực tiễn
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, bắt đầu đặt chế độ đô hộ hà
khắc lên nhân dân ta, bóc lột, cướp bóc trắng trợn của cải của nhân dân. Từ đó, đất
nước lầm than, nhân dân đói khổ. Đã có nhiều phong trào cách mạng nổ ra nhằm
đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ triều đình phong kiến nhà Nguyễn bất tài nhưng