DANH MỤC TÀI LIỆU
Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán phần hành Tài sản cố định
Nhng ri ro thưng gp trong kim toán phn hành Tài sn c đnh
TSCĐ hữu hình & vô hình
– Quản lí TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ vẫn chưa chuyển quyền
sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán; không có sổ, thẻ chi tiết
cho từng TSCĐ.
– Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ
không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao. Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản
kiểm kê chưa được xử lý.
– Chứng từ liên quan đến TSCĐ không được lưu riêng với chứng từ kế toán.
– TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận.
-Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kì).
– Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công
trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng…
– Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ. Không theo dõi riêng các
TSCĐ đem cầm cố, thế chấp.
– Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và giải tỏa mặt
bằng… Ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định vô hình những nội dung không đúng
quy định như chi phí thành lập Công ty, chi phí trong giai đoạn nghiên cứu…
– Chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi
tiết.
– Phân loại sai: tài sản không đủ chỉ tiêu ghi nhận TSCĐ nhưng vẫn ghi nhận là TSCĐ,
hạch toán nhậm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
– Chưa lập phiếu thanh toán khối lượng XDCB tự làm đã hoàn thành.
– Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chưa xác định lại
thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phí trong kì.
– Hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng chế độ quy định: ghi
vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi
vay không được vốn hóa; chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không
làm tăng công suất hoặc thời gian sử dụng; ghi tăng nguyên giá không đúng với biên bản
bàn giao, nghiệm thu…
– Chưa đăng kí phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế địa phương.
– Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác
định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí, mức trích khấu hao không đúng quy định,
vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi
phí trong kì theo quy định tại QĐ 206.
– Trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đưa TSCĐ
vào sử dụng hoặc ngưng trích theo ngày ngưng sử dụng.
– Số khấu hao lũy kế chưa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà không được phân bổ.
– Tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao. Số chưa trích hết
không được hạch toán vào chi phí trong kì.
– Vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng.
1
– Trích khấu hao tính vào chi phí cả những TSCĐ không sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh.
– Trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt động hoặc không trích khấu hao TSCĐ đi thuê
tài chính. Không theo dõi ngoại bảng đối với TSCĐ thuê hoạt động.
– Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý TSCĐ: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ,
quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản không có chữ kí của người
có thẩm quyền…
– Không phát hành hóa đơn khi bán TSCĐ thanh lý.
– Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ, chưa có quyết định của
HĐQT, Giám đốc,…
– Không hạch toán đầy đủ, kịp thời thu nhập thu từ hoạt động thanh lý TSCĐ.
– Đầu tư TSCĐ trước khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền hoặc không có
trong kế hoạch đầu tư được phê duyệt.
– TSCĐ đầu tư không đúng nguồn, mục đích: TSCĐ phục vụ lợi ích công cộng được đầu
tư.
– Trích khấu hao vào chi phí SXKD những tài sản đầu tư bằng nguồn khác.
– Thời điểm trích khấu hao không theo thời điểm ghi nhận TSCĐ.
– Thực hiện khấu hao nhanh nhưng chưa đăng kí với cơ quan thuế địa phương và kết quả
kinh doanh trong năm bị lỗ. Mức trích khấu hao nhanh vượt quá 1,2 lần so với khấu hao
theo phương pháp đường thẳng.
– TSCĐ không còn sử dụng chưa được thanh lý. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý
chưa được xuất ra khỏi sổ sách theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp, không được
theo dõi tài sản ở ngoại bảng, vẫn tính và trích khấu hao tính vào chi phí.
– TSCĐ điều chuyển nội bộ có giá trị còn lại trên quyết định điều chuyển không khớp sổ
kế toán.
– Chưa chuyển TSCĐ hữu hình có nguyên giá nhỏ hơn 10 triệu thành công cụ dụng cụ
theo quyết định 206/BTC.
– TSCĐ nhận bàn giao, góp vốn phải tiến hành đánh giá lại giá trị.
– Đầu tư TSCĐ không hợp lý: quá nhiều hoặc dùng nguồn vay ngắn hạn để đầu tư.
– Tài sản nhận điều động, điều chuyển theo quyết định của cấp trên chỉ ghi tăng nguyên
giá mà không ghi nhận giá trị đã khấu hao.
– TSCĐ thuê tài chính hạch toán trên TK 211,213.
– Giá trị TSCĐ ghi nhận không phù hợp, TSCĐ được biếu tặng không được ghi nhận
theo giá trị hợp lý, TS nhận bàn giao, góp vốn không được đánh giá lại khi giao nhận…
– Điều chuyển TSCĐ nội bộ, giá trị còn lại trên Quyết định điều chuyển và sổ sách kế
toán không khớp.
– Một số TSCĐ có thời gian sử dụng còn lại khác nhau nhưng được gộp chung lại thành
một tài sản hay một nhóm tài sản.
– TSCĐ đầu tư bằng nguồn vơn NSNN, cho công nhân viên sử dụng nhưng không thu
tiền để thu hồi vốn đầu tư.
2
– Chưa tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc có
đánh giá nhưng không phù hợp.
3
thông tin tài liệu
Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán phần hành Tài sản cố định TSCĐ hữu hình & vô hình – Quản lí TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ vẫn chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán; không có sổ, thẻ chi tiết cho từng TSCĐ. – Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao. Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý. – Chứng từ liên quan đến TSCĐ không được lưu riêng với chứng từ kế toán. – TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận. -Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kì). – Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng… – Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ. Không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×