- Xét nghiệm máu, nước tiểu: Xét nghiệm máu (còn gọi là xét nghiệm y khoa hay
xét nghiệm cận lâm sàng). Người bệnh được lấy máu hay nước tiểu (hai dịch sinh
học thường được sử dụng nhiều nhất) để xét nghiệm.
Xét nghiệm máu tìm ung thư có dấu ấn sinh học hoặc dấu ấn ung thư trong máu.
Người ta dùng nó như phương tiện phát hiện, sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến, bao
tử, tụy tạng, máu… và một số ung thư khác như gan, phổi, tế bào hắc tố (nốt ruồi
đen), buồng trứng… Tuy nhiên, xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất
ung thư, vì có thể cho kết quả dương tính giả do máu có những chất tương đồng
với khối u.
- Nội soi: Nội sôi là phương pháp tầm soát ung thư có xâm lấn. Các thế hệ máy nội
soi ra đời ngày càng được trang bị nhiều công nghệ giúp cho việc chẩn đoán và
điều trị cho người bệnh tốt hơn. Phương pháp nội soi thường được dùng để đánh
giá tình trạng của các cơ quan bên trong cơ thể như dạ dày, đại tràng, vòm họng,
phổi... Nội soi sinh thiết còn có thể lấy mẫu sinh thiết trong khu vực có bệnh để
làm ét nghiệm cần thiết.
- Siêu âm: Siêu âm là hình thức khám bệnh phát hiện rất tốt các bệnh về gan,
thông qua ảnh siêu âm phản ánh hình thái, độ to nhỏ của cơ quan nội tạng, đối với
trường hợp phát hiện sớm bệnh viêm gan phát triển nặng thành viêm gan mạn tính,
gan xơ hóa, gan cổ trướng, xơ gan, ung thư gan…
Ngoài ra siêu âm để phán đoán có bị bệnh về mạch máu, túi mật, và thận… Siêu
âm còn dùng để kiểm tra phụ khoa và các bệnh khác.
- Một loại xét nghiệm khác là xét nghiệm dự đoán gen: Công nghệ hiện đại đã cho
phép chúng ta xác định mối quan hệ giữa các đột biến di truyền cụ thể và một số
bệnh ung thư. Khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về các đột biến di truyền và xác
định đột biến thêm, vai trò của các xét nghiệm di truyền sẽ tiếp tục phát triển.
Xét nghiệm dự đoán gen được sử dụng để xác định nếu một cá nhân có đột biến di
truyền có thể ảnh hưởng và phát triển ung thư. Một bài kiểm tra chính xác sẽ tiết lộ