biệt là ngày mồng một tết là anh em nhà mai chúng tôi nở rộ, điểm
tô sắc xuân của đất trời. Từ những búp hoa nõn nà, chúng tôi bung
nở ra những cánh hoa vàng tươi thắm. Hoa mai chúng tôi thường có
năm cánh. Nhưng cũng có sáu cánh, tám cánh… và đến cả trăm cánh
nữa đấy. “Sắc mai tươi sáng, hương hoa nhẹ nhàng” là nhận xét của
tổ tiên ta từ thuở mang gươm đi mở cõi. Xuân về, tết đến, không chỉ
khoe sắc khoe hương trước sân nhà mà chúng tôi còn là hoa trưng
trên bàn thờ tổ tiên, mang lại niềm ước mơ một năm an lành may
mắn cho mọi nhà.
?Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để
giới thiệu về hoa mai vàng? (tự thuật theo lối nhân hóa)
?Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn? (Từ những búp hoa nõn nà,
chúng tôi bung nở ra những cánh hoa vàng tươi thắm. Hoa mai
chúng tôi thường có năm cánh. Nhưng cũng có sáu cánh, tám
cánh… và đến cả trăm cánh nữa đấy. “Sắc mai tươi sáng, hương
hoa nhẹ nhàng”)
?Vai trò của yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật trong văn bản
thuyết minh?( giúp cho việc thuyết minh thêm cụ thể, sinh động, hấp
dẫn và làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng)
- GV trình bày thêm: cần chú ý khi kết hợp các yếu tố miêu tả và
biện pháp nghệ thuật vào bài văn thuyết minh phải hợp lí, tránh lạm
dụng, việc sử dụng các phương pháp thuyết minh để cung cấp kiến
thức khách quan là quan trọng.
hoàn thành nội dung về vai trò của việc sử dụng các yếu tố miêu
tả và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
*HĐ2: Ôn tập văn bản tự sự:
*Khái niệm:
?Văn bản tự sự là gì?
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này
dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý
nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn
đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
- Chuyển ý: Em hãy cho biết trong bài viết số 3 về văn tự sự vừa
qua, yêu cầu chúng ta cần có kết hợp thêm hai yếu tố nào? (miêu tả
nội tâm và nghị luận)
*Miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự:
- HS thảo luận cặp đôi: đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những
người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất
hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa lòng họ… Một hôm, tôi phàn
nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của
tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão
lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra
phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó…
II.Văn bản tự
sự:
1.Ôn khái
niệm:
(SGK Ngữ văn
6 tập 1, trang
28)
2.Miêu tả nội
tâm và nghị
luận trong văn
bản tự sự:
- Vai trò:
+Yếu tố nghị
luận: gây sự
chú ý cho