DANH MỤC TÀI LIỆU
ÔN TẬP LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 7
ÔN TẬP LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 7
A. ĐẠI SỐ
1. Số hữu tỉ.
- Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng a/b với a,b
Z, b
0.
- Tập hợp các sỗ hữu tr được kí hiệu là Q.
2. Quy tắc chuyển vế.
- Khi chuyển vế một số hàng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi
dấu số hạng đó.
Với mọi x, y, z
Q: x + y = z
x = z - y.
3. Tỷ lệ thức
- Tỷ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số = .
- Nếu = thì ad = bc.
- Nếu ad = bc và a, b, c khác 0 thì ta có tỷ lệ thức.
= , = , = , = .
4. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
= = =
- Từ dãy tỷ số bằng nhau = = ta suy ra.
= = = =
5. Đại lượng tỷ lệ thuận.
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức: y = kx ( với k là hằng số
khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số k.
- Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:
+ Tỉ số giữ hai giá trị của chúng không thay đổi.
+ Tỉ số hai giá trị của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
6. Đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = hay xy = a (a là một
hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.
- Nếu hai đại lương tỉ lệ nghịch với nhau thì:
+ Tích hai giá trị tương ứng cùa chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ).
+ Tỉ số giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng
của đại lượng kia.
7. Đơn thức
- Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các
số và các biến.
- Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn
thức.
- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
- Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và
giữ nguyên phần biến.
8. Đa thức
- Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử
của đa thức đó.
- Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức
đó.
9. Nghiệm của đa thức.
- Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm
của đa thức đó.
B. HÌNH HỌC
1. Hai góc đối đỉnh.
- Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc
kia.
a
O
b
- Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
2. Hai đường thẳng vuông góc.
- Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông
được gọi là hai đường thẳng vuông góc và kí hiệu là xx’
yy’.
x
y y’
x’
- Tính chất: Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường
thẳng a cho trước.
3. Đường trung trực của đoạn thẳng.
- Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường
trung trực của đoạn thẳng ấy.
d
A O B
4. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp
góc so le trong bằng nhau thì:
a) Hai góc so le trong còn lại bằng nhau.
b) Hai góc đồng vị bằng nhau.
5. Hai đường thẳng song song.
- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
- Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau hoặc song song.
- Tính chất: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có
một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b
song song với nhau.
6. Tiên đề Ơ - clit về hai đường thẳng song song.
- Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với
đường thẳng đó.
M b
a
Điểm M nằm ngoài đường thẳng a, đường thẳng b đi qua M và song song với a là
duy nhất.
7. Tính chất của hai đường thẳng song song.
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
a) Hai góc so le trong bằng nhau.
b) Hai góc đồng vị bằng nhau.
c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.
8. Từ vuông góc đến song song.
- Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng
song song với nhau.
- Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó
cũng vuông góc với đường thẳng kia.
- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chung
song song với nhau.
9. Tổng ba góc trong một tam giác.
- Tổng ba góc trong một tam giác trong 180 độ.
- Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
- Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
10. Hai tam giác bằng nhau.
- Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc
tương ứng bằng nhau.
11. Các trường hợp bằng nhau của tam giác.
a) Trường hợp thứ nhất cạnh - canh - cạnh.
- Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó
bằng nhau.
b) Trường hơp thứ hai: Cạnh - góc - cạnh.
- Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của
tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
c) Trường hợp thứ ba: góc - cạnh - góc.
- Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam
giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
11. Trường hợp bằng nhau trong tam giác vuông.
- Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông nay bằng
một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam
giác vuông đó bằng nhau. (cạnh góc vuông - góc nhọn)
- Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một
góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. (cạnh huyền -
góc nhọn).
- Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và
một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
(cạnh huyền - cạnh góc vuông).
12. Tam giác cân.
- Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
- Trong một tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau.
- Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
Tư duy chứng minh: Nếu muốn chứng minh một tam giác là tam giác cân ta có
hai ý tưởng:
- Chứng minh hai cạnh của tam giác đó bằng nhau.
- Chứng minh hai góc của tam giác đó bằng nhau.
13. Tam giác đều.
- Tam giá đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
- Trong một tam giác đều mỗi góc bằng 60 độ.
- Nếu một tam giác cân có ba góc bằng nhau thì đó là tam giác đều.
- Nếu một tam giác cân có một góc bằng 60 độ thì đó là tam giác đều.
Tư duy chứng minh: Muốn chứng minh một tam giác là tam giác đều ta có ba
hướng chứng minh:
- Chứng minh tam giác có ba cạnh bằng nhau.
- Chứng minh tam giác có ba góc bằng nhau.
- Chứng minh tam giác cân có một góc bằng 60 độ.
14. Định lý py - ta - go.
Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương
của hai cạnh góc vuông.
ABC vuông tại A
BC2 = AB2 + AC2
B
A C
15. Định lý Py - ta - go đảo.
Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai
cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
16. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
- Định lý 1: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
- Định lý 2: Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
17. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.
- Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm nằm ở ngoài đường thẳng
đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.
18. Các đường xiên và hình chiếu của chúng.
- Trong các đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó:
a) Đường xiên nào có hình chiều lớn hơn thì lớn hơn.
b) Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiều lớn hơn.
thông tin tài liệu
A. ĐẠI SỐ 1. Số hữu tỉ. - Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng a/b với a,b Z, b 0. - Tập hợp các sỗ hữu tr được kí hiệu là Q. 2. Quy tắc chuyển vế. - Khi chuyển vế một số hàng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó. Với mọi x, y, z Q: x + y = z x = z - y. 3. Tỷ lệ thức - Tỷ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số ab = cd . - Nếu ab = cd thì ad = bc. - Nếu ad = bc và a, b, c khác 0 thì ta có tỷ lệ thức. ab = cd , ac = bd , db = ca , dc = ba .
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×