DANH MỤC TÀI LIỆU
ÔN THI THPT QUỐC GIA CHỦ ĐỀ:SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
ÔN THI THPT QUỐC GIA CHỦ ĐỀ:SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở
ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do
tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và
phát sinh hình thái cơ thể.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra
hoặc nở từ trứng ra.
2. Phát triển không qua biến thái.
- Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm
hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.
- Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không
qua biến thái.
*Quá trình phát triển của người:
a. Giai đoạn phôi: Diễn ra trong tử cung của người mẹ.
- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ
quan (tim, gan, phổi, mạch máu…), kết quả hình thành thai nhi.
b. Giai đoạn sau sinh.
- Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu
tạo tương tự như người trưởng thành.
3. Phát triển qua biến thái.
Phát triển qua biến thái hoàn toàn Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
- Phát triển của động vật qua biến thái
hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có
hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với
con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung
gian(ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi
thành con trưởng thành.
- Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi,
ong,…) và lưỡng cư, …
* Quá trình phát triển của bướm.
a. Giai đoạn phôi.
- Diễn ra trong trứng.
- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành
phôi, các tế bào của phôi phân hoá tạo thành
các cơ quan của sâu bướm (sâu bướm nở ra
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển
chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác
ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Gặp ở một số loài côn trùng như: châu
chấu, cào cào, gián,tôm, cua ,ve,...
* Phát triển của châu chấu.
a. Giai đoạn phôi.
- Diễn ra trong trứng.
- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành
phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hoá
tạo thành các cơ quan của ấu trùng (ấu trùng
từ trứng).
b. Giai đoạn hậu phôi.
-Sâu bướm -> nhộng -> bướm non -> bướm
trưởng thành.
nở ra từ trứng).
b. Giai đoạn hậu phôi.
-Ấu trùng -> lột xác nhiều lần -> châu chấu
trưởng thành.
BÀI 38+39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
1. Nhân tố bên trong(nhân tố di truyền, giới tính, hoocmon).
a. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống.
Tên hoocmon Nơi sinh ra Tác dụng sinh lí
Hoocmon sinh
trưởng (GH).
Tuyến yên - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế
bào qua tăng tổng hợp prôtêin.
- Kích thích phát triển xương.
Tiroxin. Tuyến giáp - Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Ơstrogen. Buồng trứng - Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn
dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp.
Testosteron. Tinh hoàn - Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn
dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp.
- Làm tăng tổng hợp Pr, phát triển cơ bắp.
b. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống.
Tên hoocmon Nơi sinh ra Tác dụng sinh lí
Ecđixon. Tuyến trước
ngực
+ Gây lột xác ở sâu bướm.
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
Juvennin. Thể allata + Gây lột xác ở sâu bướm.
+ ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm.
2. Các nhân tố bên ngoài.
a. Thức ăn.
- Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng.
- Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh.
- Thiếu vitamin gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật.
- Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì.
b. Nhiệt độ.
- Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp,
nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng.
- Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật
biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.
c. Ánh sáng.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật
qua các cách sau.
+ Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D
+ Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và
giảm mất nhiệt.
3. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Các biện pháp được áp dụng để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động
vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi.
a. Cải tạo giống.
- Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật nuôi
có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
b. Cải thiện môi trường sống của động vật.
c. Cải thiện chất lượng dân số.
II. LUYỆN TẬP.
Câu 1 : Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái nào, vì sao?
TRẢ LỜI:
- Quá trình phát triển của ếch thuộc loại biến thái hoàn toàn ấu trùng (nòng nọc) rất khác
ếch trưởng thành về hình dạng, cấu tạo và sinh lí.
- Nòng nọc không chân, đuôi để bơi, sống dưới nước, thở bằng mang. Ếch thể sống
trên cạn, không còn đuôi, di chuyển bằng chân, thở bằng phổi và da.
Câu 2 : Cho biết tên vài loài động vật phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn
toàn và biến thái không hoàn toàn?
TRẢ LỜI:
- Động vật phát triển không qua biến thái: cá chép, thằn lằn, bồ câu, khỉ…
- Động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn: cua, tôm, bọ ngựa, cào cào, châu chấu…
- Động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn: cánh cam, bọ rùa, ếch, muỗi…
Câu 3: Tại sao sâu phá hoại mùa màng còn bướm thì không?
TRẢ LỜI:
- Vì thức ăn của sâu cây , sâu bướm không enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên sự tiêu hoá
hấp thu thức ăn hiệu quả rất thấp. Do đó sâu bướm phải ăn thật nhiều cây mới đáp
ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Trong khi đó, hầu hết các loài bướm chỉ ăn mật hoa
nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng tự thụ phấn.
Câu 4: Tại sao trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi
cho sinh trưởng và phát triển ?
TRẢ LỜI:
- Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia
tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D vai trò chuyển
hoá canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng phát triển của
trẻ.
Câu 5: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn ?
TRẢ LỜI:
- Iôt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin. Thiếu
tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên trẻ em chịu lạnh kém.
Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em chậm
lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp.
III. CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Câu 1: Sinh trưởng của cơ thể động vật là
A. quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
D. quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 2: Testostêrôn được sinh sản ra ở
A. tuyến tụy. B. tuyến yên. C. tinh hoàn. D. buồng trứng.
Câu 3: Biến thái là
A. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo từ từ về sinh của động vật sau khi sinh ra
hoặc nở từ trứng ra.
B. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo đột ngột về sinh của động vật sau khi sinh ra
hoặc nở từ trứng ra.
C. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ
trứng ra.
D. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo sinh của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ
trứng ra.
Câu 4: Ơstrôgen được sinh ra ở
A. tuyến giáp. B. buồng trứng. C. tuyến yên. D. tinh hoàn.
Câu 5: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở
A. tuyến giáp. B. buồng trứng. C. tuyến yên. D. tuyến trên thận.
Câu 6: Tirôxin được sản sinh ra ở
A. tuyến giáp. B. tuyến trước ngực. C. tuyến yên. D. tuyến tụy.
Câu 7: Quá trình phát triển của châu chấu được chia thành
A. giai đoạn hậu phôi và giai đoạn sau sinh.
B. giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh.
C. giai đoạn phôi và giai đoạn sau sinh.
D. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
Câu 8: Cho các nhân tố sau:
(1) Hoocmon. (2) Di truyền. (3) Ánh sáng.
(4) Thức ăn. (5) Nhiệt độ.
Có bao nhiêu nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 9: Cho các loại hoocmôn sau:
(1) Tirôxin. (2) Ecđixơn. (3) Juvenin. (4) GH. (5) Testosterôn.
Có bao nhiêu hoocmôn ảnh hưởng đến sự phát triển biến thái ở sâu bọ?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4
Câu 10: Có bao nhiêu nhận định đúng về các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở
động vật?
(1) Cải tạo giống vật nuôi bằng phươmg pháp lai giống.
(2) Cải tạo giống vật nuôi bằng phương pháp công nghệ phôi.
(3) Xây dựng chuồng trại phù hợp.
(4) Cung cấp đủ thức ăn về số lượng và chất lượng.
(5) Phòng bệnh cho vật nuôi.
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 11: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là
A. kiểu phát triển ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành
con trưởng thành.
B. kiểu phát triển ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua một lần lột xác ấu trùng
biến thành con trưởng thành.
C. kiểu phát triển ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác biến thành
con trưởng thành.
D. kiểu phát triển ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác u trùng
biến thành con trưởng thành.
Câu 12: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có
A. hình dạng, cấu tạo, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. hình dạng, cấu tạo, sinh lí rất giống với con trưởng thành.
C. hình dạng, cấu tạo, sinh lí tương tự với con trưởng thành.
D. hình dạng, cấu tạo giống con trưởng nhưng khác về mặt sinh lí.
Câu 13: Ơstrôgen có vai trò
A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào tăng kích
thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
D. kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 14: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò
A. kích thích phân chia tế bào tăng kích thước của tế bào qua ng tổng hợp prôtêin, kích
thích phát triển xương.
B. kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực, tăng tổng hợp
Protein, phát triển mạnh cơ bắp.
D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 15: Ecđixơn có tác dụng
A. gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
B. gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
C. gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 16: Sinh trưởng phát triển của động vật không qua biến thái kiểu phát triển mà con
non có
A. các đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý.
B. các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
C. các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý như con trưởng thành.
Câu 17: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm
A. các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan
và cơ thể.
B. các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào.
C. các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình
thái các cơ quan và cơ thể.
D. các quá trình liên quan mật thiết với nhau phân hoá tế bào phát sinh hình thái các
quan và cơ thể.
Câu 18: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là
A. cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 19: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là
A. cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. châu chấu, cào cào, tôm, cua. D. châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 20: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là
A. cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. cá chép, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. châu chấu, cào cào, ếch. D. châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 21: Sinh trưởng phát triển giai đoạn phôi của động vật đẻ trứng theo đồ nào sau
đây?
A. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi. B. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan.
C. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan. D. Các cơ quan → phôi → hợp tử.
Câu 22: Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo trình tự nào sau đây?
A. Bướm → trứng → sâu → nhộng.
B. Bướm → sâu → trứng → nhộng.
C. Bướm → nhộng → sâu → trứng.
D. Bướm → nhộng → trứng → sâu.
thông tin tài liệu
1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. - Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. - Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể. - Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. 2. Phát triển không qua biến thái. - Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. - Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái. *Quá trình phát triển của người: a. Giai đoạn phôi: Diễn ra trong tử cung của người mẹ. - Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu…), kết quả hình thành thai nhi. b. Giai đoạn sau sinh. - Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×