DANH MỤC TÀI LIỆU
Ôn thi tốt nghiệp THPT Sinh học - Chuyên đề: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Ôn thi tốt nghiệp THPT Sinh học - Chuyên đề: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ
TIẾN HÓA
Câu hỏi trắc nghiệm theo chuyên đề
Câu 1(NB): Nhân tố chính quy định chiều hướng biến đổi các giống vật nuôi cây
trồng là
A. sự phân ly tính trạng trong loài.
B. sự thích nghi cao độ với một nhu cầu của con người.
C. các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi và cây trồng.
D. quá trình chọn lọc nhân tạo.
Câu 2(NB): Theo Đacuyn thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng
A. biến dị của các cá thể trong loài.
B. sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. sống sót của các cá thể trong quần thể.
D. sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Câu 3(NB): Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc
độ biến đổi các loài trong tự nhiên là
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên.
C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định
Câu 4 (NB): Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể.
Câu 5 (NB): Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 6 (NB): Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá
trình tiến hóa là
A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 7(NB): Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho
quá trình tiến hóa là
A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối.
Câu 8 (NB): Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành
A. các chi, các họ mới. B. quần thể mới trong loài.
C. các đơn vị phân loại trên loài. D. loài mới.
Câu 9 (NB): Hai quần thể được phân hóa từ quần thể ban đầu sẽ chắc chắn trở thành 2
loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách ly
A. tập tính. B. sinh thái. C. sinh sản. D. địa lý.
Câu 10 (NB): Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực
của các tác nhân gây đột biến.
B. một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố thường biến, biến dị tở
hợp và các cơ chế cách li.
C. bằng con đường lai xa đa bội hóa phương thức chủ yếu nhất mọi loài sinh
vật.
D. quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần th ban đầu theo hướng thích
nghi tạo ra kiểu gen mới cách ly sinh sản với quần thể gốc.
Câu 11 (NB): Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lý
nhưng hai sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng thể dẫn đến cách ly
sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài
A. nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa. B. khác khu vực địa lý.
C. bằng cách ly tập tính. D. bằng cách ly sinh thái.
Câu 12 (NB): Các cá thể thuộc các loài khác nhau thể cấu tạo quan sinh sản
khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Đây là dạng cách ly
A. nơi ở. B. tập tính. C. cơ học. D. thời gian.
Câu 13 (TH): Theo Đacuyn, chọn lọc dựa trên cơ sở:
1 : di truyền 2 : biến dị 3 : đột biến 4 : phân li tính
trạng
Phát biểu đúng là:
A. 1, 2 B. 1,2,3 C. 1,2,4 D. 1,2,3,4
Câu 14 (TH): Một alen mới có thể xuất hiện trong một quần thể nhờ các quá trình nào
sau đây?
A. Đột biến, giao phối. B. Chọn lọc tự nhiên, giao phối.
C. Đột biến, nhập cư. D. Chọn lọc tự nhiên, nhập cư.
Câu 15(TH): Theo quan niệm hiện đại, bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói
về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen
của quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên thực chất quá trình phân hóa khả năng sống sót sinh sản
của các cá thể với những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với
chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội.
(4) Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội ra khỏi quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể
sinh vật lưỡng bội.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16 (TH): Cho các phát biểu sau về quá trình hình thành loài, bao nhiêu phát
biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới thể xảy ra cùng khu vực địa hoặc khác khu vực địa
lí.
(2) Theo thuyết, bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo th tạo được loài
mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo được loài mới có bộ NST song nhị bội.
(4) Qúa trình hình thành loài có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17 (TH): Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số tế bào vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.
(4) Vi khuẩn có hệ gen đơn bội nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay kiểu
hình.
(5) Phần lớn các tế bào vi khuẩn đều có thành tế bào.
Các thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần
thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật lưỡng bội là
A. (1), (2) B. (2), (4) C. (1), (5) D.
(2), (3)
Câu 18 (TH): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tiến hóa nhỏ?
(1) Tiến hóa nhỏ diễn ra hoàn toàn độc lập với tiến hóa lớn.
(2) Tiến hóa nhỏ quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần
thể.
(3) Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy của một quần thể diễn biến không ngừng
dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(4) Tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 19 (TH): Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác
định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị cấp
cho quá trình tiến hoá.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu thông tin trong các thông tin trên đúng với vai trò của đột biến gen?
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 20 (TH): Có sự song song tồn tại nhóm sinh vật bậc thấp bên cạnh sinh vật bậc
cao vì
A. thích nghi là hướng tiến hoá cơ bản nhất nên cơ thể sinh vật dù cấu tạo đơn giản
hay phức tạp nếu thích nghi sẽ tồn tại.
B. nhóm sinh vật bậc thấp ra đời sau thích nghi hơn nên thay thế các dạng trước đó.
C. trong những điều kiện nguyên thuỷ, có những sinh vật duy trì cấu trúc nguyên thuỷ
vẫn tồn tại.
D. nhóm sinh vật bậc thấp có thể có cấu tạo hoàn thiện và phức tạp hơn sinh vật bậc
cao.
Câu 21(VDT): Các loại sâu ăn thường màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá,
nhờ đó khó bị chim ăn sâu phát hiện tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích
nghi này được hình thành do
A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể
sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong
quần thể sâu.
C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
Câu 22(VDT): một quần thể hươu, do tác động của một cơn quét làm cho đa s
cá thể khỏe mạnh bị chết. Số ít cá thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại
phát triển thành một quần thể mới tần số alen thành phần kiểu gen khác hẳn so
với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa
A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. di-nhập gen. D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 23 (VDT): Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ về cách ly sau hợp tử?
(1) Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ.
(2) Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau.
(3) Các phân tử protein bề mặt của trứng nhím biển tím và tinh trùng nhím biển đỏ
không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(4) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn một locut khác nhau, mỗi dòng
vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng cây lai giữa hai dòng lại kích
thước rất nhỏ và cho hạt lép.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 24 (VDC): Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy thời điểm ban đầu
11000 thể. Quần thể này tỉ lệ sinh 12%/năm, tỉ lệ tử vong 8%/năm tỉ lệ
xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11220. B. 11020. C. 11260. D. 11180.
Câu 25 (VDC): Một quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P
0,45AA + 0,30Aa + 0,25aa. Cho biết kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính
theo lý thuyết, tỷ lệ các loại kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA + 0,150Aa + 0,325aa. B. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa.
C. 0,36AA + 0,24Aa + 0,40aa. D. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa.
thông tin tài liệu
Câu hỏi trắc nghiệm theo chuyên đề Câu 1(NB): Nhân tố chính quy định chiều hướng biến đổi các giống vật nuôi và cây trồng là A. sự phân ly tính trạng trong loài. B. sự thích nghi cao độ với một nhu cầu của con người. C. các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi và cây trồng. D. quá trình chọn lọc nhân tạo. Câu 2(NB): Theo Đacuyn thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng A. biến dị của các cá thể trong loài. B. sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. sống sót của các cá thể trong quần thể. D. sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Câu 3(NB): Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi các loài trong tự nhiên là A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định Câu 4 (NB): Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×