yếu đối với nhau. Chừng nào mà sự kết hợp đó chưa hình thành thì ý tưởng,
mặc dù khả thi trong phòng thí nghiệm, vẫn không đạt được tính khả thi
trong thực tế[1].
0 Tác giả cảm ơn Alan Graham (đồng nghiệp tại MIT) về ý tưởng
rằng một cách tân thật sự xảy ra thông qua việc gắn kết những công nghệ
khác nhau thành một sự kết hợp đồng bộ mới. Xem A.K. Graham “Software
Design: Breaking the Bottleneck”, IEEE Spectrum (03/1982) trang 43-50;
A.K. Gramham và P. Senge “A Long Wave Hypothesis of Innovation”,
technological Forecasting and Social Change (1980) trang 283-311
Anh em nhà Wright đã chứng minh việc bay lượn bằng động cơ là có
tính khả thi, nhưng chiếc McDonnel Douglas DC-3, được giới thiệu năm
1935, mới là sự khởi đầu của kỷ nguyên đi lại bằng máy bay thương mại.
Chiếc DC-3 là chiếc máy bay đầu tiên tự vận hành về mặt kinh tế học cũng
như khí động học. Trong suốt 30 năm đó (thời gian điển hình để ấp ủ một
cuộc cách mạng cơ bản), vô số thử nghiệm máy bay thương mại đã thất bại.
Cũng như những thử nghiệm ban đầu với tổ chức học tập, những chiếc máy
bay đầu tiên cũng không đáng tin cậy và có hiệu quả về mặt chi phí trên quy
mô thích hợp.
Chiếc DC-3, lần đầu tiên, kết hợp 5 kỹ thuật thành phần để tạo nên một
sự đồng diễn thành công. Đó là: cánh quạt có thể thay đổi độ cao, thiết bị hạ
cánh có thể xếp lại, kết cấu thân máy bay bằng vật liệu nhẹ được gọi là
“monocque”, động cơ làm mát bằng sức gió, và cánh máy bay. Để thành
công, chiếc DC-3 cần cả năm yếu tố, thiếu một cũng không được. Một năm
sau, chiếc Boeing 247 được sản xuất mà không có cánh máy bay. Các kỹ sư
của Boeing khám phá ra máy bay mà không có cánh sẽ mất thăng bằng khi
hạ cách hoặc cất cánh, và họ phải giảm kích cỡ của động cơ.
Ngày nay, tôi tin là có năm yếu tố thành phần dần dần hội tụ để đổi mới
các tổ chức học tập. Qua sự phát triển từng phần, mỗi yếu tố sẽ chứng minh
tính thiết yếu với thành công của yếu tố khác. Mỗi yếu tố sẽ đảm bảo một
phương diện quan trọng trong việc xây dựng các tổ chức có thể thật sự “học
tập”, có thể không ngừng đẩy mạnh năng lực của chúng để nhận ra khát
vọng cao nhất của chúng:
Suy nghĩ hệ thống (Systems Thinking). Một đám mây tụ lại, bầu trời
tối sầm, lá cây bay lên cao, và chúng ta biết trời sắp mưa. Chúng ta cũng biết
cơn dông sẽ làm dòng nước ngầm chảy xa hàng dặm, và bầu trời sẽ lại tươi
sáng vào ngày mai. Tất cả những sự kiện đó không liên quan với nhau về