SINH HỌC 6
NẤM
I. NẤM MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của nấm mốc
trắng và nấm rơm.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động
nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục cho hs biết tầm quan trọng của nấm
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Chuẩn bị 1 số loài nấm
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
-Hình dạng, cấu tạo và dinh dưỡng của vi khuẩn?
-Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên và trong đời sống con người?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Đồ đặc hay quần áo để lâu nơi thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó
là do 1 số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại
mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm nấm. Nấm cũng gồm cả
những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ
mục…..
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu hs tìm hiểu nội dung -
mục I và quan sát hình 51.1 sgk cho
biết:
Mốc trắng có hình dạng, màu sắc cấu
tạo như thế nào.
Mốc trắng có hình thức dinh dưỡng
như thế nào, sinh sản ra sao.
Ngoài mốc trắng ra còn có những loại
nào.
Vai trò của chúng?
HS: Thực hiện. Trả lời, nhận xét, bổ
sung
I. Mốc trắng.
a. Hình dạng và cấu tạo của
mốc trắng.
Hình dạng: Dạng sợi
Màu sắc: Không màu
Cấu tạo: dạng sợi phân nhánh
nhiều, bên trong có chất TB và
nhiều nhân (Không có vách
ngăn giữa các TB).
Dinh dưỡng: Hoại sinh
Sinh sản: Bằng bào tử.
b. Một loài vài mốc khác.