PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN
I. LOẠI HÌNH KIỂM TOÁN THEO CHỦ THỂ KIỂM TOÁN:
1. KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Là công việc kiểm toán do các Kiểm toán viên của đơn vị tiến hành, chủ yếu để đánh
giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác Kế toán, Tài chính,… của đơn vị.
Phạm vi kiểm toán:
– Kiểm toán các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
– Kiểm toán sự tuân thủ.
– Kiểm toán hoạt động.
Nhiệm vụ:
– Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
– Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin Kế toán – Tài chính trong
BCTC, báo cáo Kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt.
– Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, các nguyên tắc quản lý kinh doanh.
– Phát hiện những sơ hở, yếu kém, sai phạm trong quản lý, trong bảo vệ và sử dụng tài
sản của tổ chức, đơn vị.
– Đề xuất các kiến nghị và giải pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản
lý, điều hành hoạt động, điều hành kinh doanh của đơn vị.
Đặc điểm:
– Do các KTV nội bộ thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt.
– Bộ phận kiểm toán độc lập tương đối so với các bộ phận khác trong đơn vị.
– Kết quả kiểm toán mặc dù được lãnh đạo đơn vị tin tưởng nhưng khó đạt được độ tin
cậy cao của các đơn vị nước ngoài.
– Báo cáo kiểm toán nội bộ chủ yếu phục vụ cho chủ thể đơn vị, tính pháp lý thấp.
2. KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Là công việc kiểm toán do cơ quan chuyên trách Nhà nước tiến hành, chủ yếu nhằm
phục vụ việc kiểm tra và giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng Ngân sách, tiền
và tài sản của Nhà nước.
Phạm vi kiểm toán:
Đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước:
– Kiểm toán các báo cáo tài chính.
– Kiểm toán sự tuân thủ.
– Kiểm toán hoạt động.
Nhiệm vụ:
– Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch kiểm toán hằng năm.
– Gửi báo cáo kiểm toán cho các cơ quan, đoàn thể, cá nhân có thẩm quyền theo luật
định.
– Tham gia cùng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thẩm tra, xem
1