
Phân loại vốn lưu động
Phân loại tài sản lưu động giúp doanh nghiệp có biện pháp theo dõi và hoạch định nhu
cầu các loại tài sản lưu động khác nhau, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Để phân loại tài sản lưu động, doanh nghiệp có thể dựa vào tiêu chí hình thái của tài sản
lưu động hoặc nguồn hình thành vốn lưu động.
1. Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất
-Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu
phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, công cụ, dụng cụ.
-Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm tự chế,
chi phí trả trước…
-Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các
khoản phải thu,…
2. Dựa theo hình thái biểu hiện
-Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ
thể như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản phẩm dở dang; vốn hàng thành phẩm,
hàng tồn kho; vốn chi phí trả trước.
-Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phân loại theo cách này để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xem xét, đánh giá, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
-Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Dựa theo nguồn hình thành
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của doanh
nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động và quản lý, sử dụng
vốn lưu động hợp lý hơn.
Có thể chia vốn lưu động thành hai loại dựa theo nguồn hình thành:
-Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có đầy
đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định đoạt, bao gồm: nguồn
ngân sách; liên doanh, liên kết; nguồn vốn cổ phần, tự bổ sung…
-Nợ phải trả: nguồn vốn đi vay, nguồn vốn trong thanh toán.
1