liệu sản xuất và tài nguyên môi trường trở thành thước đo trình độ phát
triển của các hình thái kinh tế- xã hội.
Ở nước ta hiện nay, theo đường lối đổi mới toàn diện đất nước đề ra tại
Đại hội VI và cụ thể hoá tại Đại hội VIII cuả Đảng, chúng ta chủ trương đa
dạng hoá các thành phần kinh tế tương ứng với việc đa dạng hoá các hình
thức sỏ hữu. Nhờ đó một mặt, phát huy được sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và mặt khác lại phát huy được vai trò
điều tiết, quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều 17, Hiến pháp 1992 ghi: "đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời,
phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc
các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại
giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là
của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân". Điều 23, Hiến pháp cũng ghi:
"tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá…". Thực tế
phát triển kinh tế- xã hội của nước ta trong thời gian qua cho thấy rằng,
việc đa dạng hoá các hình thức về tư liệu sản xuất, trong đó có tài nguyên
môi trường là hợp lý, nhưng các hình thức sở hữu toàn dân phải là nền
tảng, đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc quản lý, bảo vệ môi trường rộng
lớn, lâu dài và khó khăn.
3. Mục tiêu của quản lý môi trường
Mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm
góp phần tạo lập sự phát triển bền vững.
Uỷ ban Quốc tế về môi trường và phát triển đã định nghĩa phát triển bền
vững là cách phát triển "thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh
hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai sau". Khái niệm về
phát triển bền vững, tuy còn mới mẻ và còn nhiều tranh cãi, những biện
pháp thực hiện còn đang được hình thành và chưa có một nước nào đang