mấy bước? Qua những chi tiết
nào?
Lúc mới về làm dâu, thái độ của
Mị ra sao? Chi tiết này có ý nghĩa
gì?
Cảnh đêm tình mùa xuân được Tô
Hoài miêu tả như thế nào? Ý
nghĩa của cảnh sinh hoạt này
trong việc bộc lộ chủ đề tác
phẩm?
Khi đêm tình mùa xuân đến, Mị
có thái độ và hành động như thế
nào?
Lúc đầu Mị có thái độ như thế nào
khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói
dứng ngoài trời lạnh? Tại sao Mị
lại có thái độ vô cảm như thế? Chi
tiết gì khiến Mị chú ý đến và
quyết định cắt dây trói cứu A
Phủ? Hành động ấy có ý nghĩa gì?
Phân tích nhân vật A Phủ dựa trên
những nét chính về số phận và cá
tính.
công miêu tả qua ba bước hợp lí.
- Lúc mới bị bắt về làm dâu, đêm nào Mị cũng khóc rồi định ăn
lá ngón tự tử, nhưng vì thương bố, Mị đành sống cam chịu.
- Mùa đông năm ấy, gió và rét dữ dội nhưng mùa xuân vẫn cứ
đến, và con người dù khổ nghèo cơ cực đến mấy vẫn rủ nhau đi chơi
Tết trong niềm vui sống có phần tự do và hoang dã. Trai gái thổi sáo
gọi bạn. Tiếng sáo mùa xuân năm ấy đã đánh thức tâm hồn Mị. Mị
lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị thấy cõi lòng phơi
phới trở lại. Mị sống lại với những kí ức tuổi thanh xuân tươi đẹp của
mình. Những mùa xuân trước, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Có
biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị… Mị cứ nghĩ
nếu có nắm lá ngón lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay. Tâm hồn Mị đã
sống lại, nó không chấp nhận kiếp sống ngựa trâu nô lệ. Mị mặc váy
mới, Mị muốn đi chơi. A Sử thấy vậy trói đứng Mị vào cột nhà
nhưng tâm hồn cô vẫn dõi theo tiếng sáo và cô vùng bước đi. Kí ức
tươi đẹp thời thanh xuân đã khiến Mị quên mình đang bị trói.
- Sức sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt lần thứ ba khi cô cắt dây trói
cứu A Phủ. Lúc đầu khi thấy A Phủ bị trói đứng mấy ngày đêm liền
sắp chết, Mị vẫn thản nhiên. Những đêm mùa đông trên núi dài và
buồn, Mị thường dậy sớm thổi lửa hơ tay, bất chấp việc A Sử đạp
ngã xuống đất. Nhưng đêm ấy nhìn thấy dòng nước mắt bò xuống hai
hõm má đã xám đen của A Phủ, Mị nhớ lại trước kia mình cũng bị
trói nước mắt chảy xuống không lau được như thế. Thương người
cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây trói cứu A Phủ, rồi thương mình, sợ bị bắt
trói thay A Phủ, Mị chạy theo A Phủ. Hai người chạy trốn khỏi Hồng
Ngài. Điều đó cho thấy khi sức sống tiềm tàng trong lòng con người
được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt nổi.Và họ sẽ đứng
lên chống lại cường quyền áp bức để cứu lấy cuộc đời mình.
b.Nhân vật A Phủ
A Phủ là một nhân vật gây được ấn tượng với người đọc vì có
số phận và cá tính đặc biệt đựoc Tô Hoài khắc họa khá thành công.
Về số phận : A Phủ mồ côi cha mẹ, sống một mình,
không người thân thích từ bé. Mới mười tuổi, A Phủ đã bị người ta
bắt đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái. Vượt qua bao cơ cực
thử thách, A Phủ đã trở thành một chàng trai Mông khỏe mạnh, tháo
vát, thông minh, Nhiều cô gái trong làng mơ ước được lấy A Phủ làm
chồng. Thế nhưng anh vẫn không lấy được vợ vì nghèo mà phép làng
và tục lệ cưới xin lại ngặt nghèo. Chỉ vì đánh A Sử mà anh trở thành