CHƯƠNG 1 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH.
1.1.1.Khái niệm.
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu,
đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó
đề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường luôn phải tuân
theo những quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cung- cầu, quy luật giá trị,
quy luật cạnh tranh… Đồng thời, chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố bên trong
(nhân tố chủ quan ) cũng như những nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan)
doanh nghiệp.
Để chiến thắng trong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển buộc lòng doanh
nghiệp phải hoạt động đúng quy luật, phải quản lý tốt và phải đề ra được những
phương án kinh doanh đúng đắn, sáng suốt.Cho nên, nhà quản lý cần phải thường
xuyên nắm bắt đầy đủ thông tin làm cơ sở cho việc ra quyết định. Việc phân tích
những hoạt động kinh tế sẽ cung cấp thông tin về tình hình, về hoạt động của
doanh nghiệp một cách đầy đủ, trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ giúp tìm ra
phương án kinh doanh tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất .
1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh.
Xác định đúng đắn đối tượng phân tích là tiền đề để tổ chức thu thập thông
dữ liệu hợp lý, đầy đủ, lựa chọn cách thức xử lý số liệu phù hợp để thực hiện phân
tích được thuận lợi. Đối tượng chính của phân tích hoạt động kinh tế, bao gồm :
1.1.2.1. Kết quả của quá trình kinh doanh:
Kết quả của quá trình kinh doanh không chỉ là kết quả tài chính cuối cùng
mà còn là kết quả thực hiện quá trình kinh doanh (giai đoạn cung ứng, giai đoạn
sản xuất, giai đoạn lưu thông), kết quả hoạt động từng bộ phận của doanh nghiệp.
Kết quả của quá trình kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể,
bao gồm chỉ tiêu phản ánh số lượng như: doanh thu, vốn kinh doanh, giá trị sản
xuất và chỉ tiêu phản ánh chất lượng như: năng suất lao động, giá thành, lợi
nhuận…
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Nhân tố ảnh hưởng là nhân tố có tác động đến độ lớn, tính chất, xu hướng
và mức độ của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố ảnh hưởng là nhân tố nằm bên trong sự
vật, hiện tượng, chỉ tiêu nghiên cứu. Các nhân tố này bao gồm: Nhân tố chủ quan,
nhân tố khách quan, nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực,….
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và định
hướng chúng là công việc hết sức cần thiết và nếu chỉ dừng lại ở trị số của chỉ tiêu
phân tích thì nhà quản lý sẽ không phát hiện ra các tiềm năng cũng như các tồn tại
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2