5
này có thể làm xuất hiện những phản ứng có hại (ADR) chưa được biết đến của
thuốc trong các giai đoạn nghiên cứu trước đó. [15][24][27][32]
Sự cần thiết phải giám sát sau khi thuốc đƣợc đƣa ra thị trƣờng
Sau một thời gian thuốc được lưu hành trên thị trường, cần thiết phải đưa ra
một cơ chế giám sát theo dõi để có thể đánh giá lại các chỉ định (bổ sung hay hạn
chế); điều chỉnh liều, thay đổi hướng dẫn sử dụng trên các đối tượng đặc biệt như
người già, trẻ em; cung cấp thông tin về các sử dụng không đúng cách như lạm
dụng thuốc, chỉ định sai; bổ sung thông tin về các ADR hiếm gặp (nhỏ hơn 1/1000
bệnh nhân); hay để đánh giá độc tính trường diễn, nguy cơ/ lợi ích điều trị,…[12]
Ảnh hƣởng của các phản ứng có hại của thuốc (ADR)
ADR xếp thứ 4 đến thứ 6 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở
Hoa Kỳ [32]. Có khoảng 2,4-30% bệnh nhân nằm viện sẽ gặp ít nhất một tác dụng
có hại của thuốc [18]. ADR kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân thêm 1,74
ngày và làm tăng chi phí điều trị thêm 2013 đô la Mỹ theo một nghiên cứu được
thực hiện tại Hoa kỳ [17]. Kết quả điều tra còn cho thấy, từ 2004-2006, các sai sót
trong điều trị đã dẫn tới sự tử vong của 238.337 trường hợp, làm tiêu tốn của
chương trình chăm sóc y tế Hoa Kỳ 8,8 tỷ đô la Mỹ [43]. Trong khi đó có đến 70 %
phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh được [29].
Điều đó chứng tỏ, Cảnh giác dược đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát
hiện và đo lường nguy cơ về ADR của thuốc, từ đó hình thành các biện pháp ngăn
chặn những hậu quả khác có thể xảy ra, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng
thuốc, đồng thời giảm bớt gánh nặng về chi phí không đáng có cho hệ thống chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng.
1.1.2 Mục đích của Cảnh giác dƣợc
Mục đích của Cảnh giác Dược là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng
cường sử dụng thuốc hợp lý thông qua việc thu thập, đánh giá và truyền thông các
nguy cơ và lợi ích một cách hiệu quả, kịp thời. Từ đó, giúp các cấp quản lý khác
nhau trong hệ thống y tế đưa ra quyết định cần thiết [12].