5
- Doanh nghiệp sẽ thỏa thuận hạn mức tín dụng thấu chi tối đa với ngân hàng (ví
dụ: ngân hàng cấp cho DN: 50.000 USD trong thời hạn 1 năm với lãi suất cho tài khoản
thấu chi theo tình hình thị trường, DN phải thực hiện các nghĩa vụ với NH như trả lãi suất
và phải sử dụng hết tiền, trong trường hợp không sử dụng hết trả lại cho ngân hàng theo
đồ thị hình SIN). Hạn mức sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của luồng tiền chảy qua doanh
nghiệp, nhưng ngân hàng sẽ xem xét danh tiếng, khả năng trả nợ, triển vọng tương lai
cũng như năng lực quản lý của doanh nghiệp.
- Mức lãi suất đánh vào số dư nợ theo phương thức thấu chi thường là lãi suất thả
nổi dựa vào lãi suất hiện hành trên thị trường. Lãi suất được tính theo số dư nợ hàng ngày,
hàng tháng chưa thanh toán. Kèm theo là một số các loại phí bao gồm phí thiết lập, phí
cam kết hoặc phí hạn mức chưa dùng.
- Thấu chi là cơ chế trợ vốn linh hoạt vì một khi hạn mức tín dụng thấu chi được
thiết lập với ngân hàng, doanh nghiệp có thể ký phát séc đáp ứng yêu cầu hoạt động hàng
ngày mà không phải tham khảo ý kiến của ngân hàng.
- Ngân hàng kỳ vọng cơ chế thấu chi mang tính dao động hoàn toàn; điều này có
nghĩa là khi doanh nghiệp có được luồng tiền chảy vào, dư nợ sẽ được giảm thiểu hoặc
thậm chí dư có.
Ưu điểm: Đối với loại hình này rất linh hoạt và chủ động
Nhược điểm: ngắn hạn, phải bỏ chi phí ( hạn mức, lãi suất cao ..), qui mô không lớn, chịu
sự ràng buộc với ngân hàng
Vốn ứng trước:
Các khoản ứng trước là các khoản vay ngắn hạn, thường có kỳ hạn 6 tháng. Mục tiêu của
cơ chế này là khắc phục tình trạng không sử dụng hết thấu chi. Khi ứng trước được cấp,
người vay được phép rút toàn bộ số tiền và hoàn trả lãi và gốc vào cuối kỳ hạn 6 tháng.
Sau đó có thể được quay vòng nếu người vay cảm thấy cần thiết. Thông thường, cơ chế
này được thực hiện trên thị trường quốc tế hoặc thị trường ngoại tệ và việc rút tiền có thể
bằng một đồng tiền hoặc bằng một rổ tiền tệ.
Đặc điểm:
- lãi suất : Vay theo món