Người thường đặt ‘tự phê bình’ lên trước ‘phê bình’vì Người cho rằng mỗi Đảng viên trước hết
phải biết tự phê bình, tự mình phải thấy rõ mình, để phát huy uuw điểm, khắc phục nhược điểm,
cũng giống như phải biết tự soi gương rửa mặt hằng ngày. Phải tự phê bình tốt thì mới phê bình
người khác tốt được. Người xem đây là vũ khí để rèn luyện Đảng viên, nhằm làm cho mỗi người
tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Đó cũng là vũ khí để nâng cao trình độ
lãnh đạo của Đảng, để Đảng làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng,làm tròn trách nhiệm trước
giai cấp và dân tộc. Người cũng đã chỉ rõ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là
một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình,vạch rõ những cái đó, vì đâu
mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa
chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn ,chắc chắn,chân chính.”
Hồ Chí Minh cho rằng: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa,giúp nhau tiến bộ. Cốt để
sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”. Theo Người,
mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải
rửa mặt. Tự phê bình và phê bình liên quan đến vấn đề đoàn kết ở trong Đảng. Do vậy, mục đích
của tự phê bình và phê bình cũng là nhằm tăng cường sức mạnh đoàn kết ở trong Đảng. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ là phải thật thà tự phê bình, thành khẩn phê bình
đồng chi và những người xung quanh, phê bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng
đoàn kết. Đoàn kết,phê bình, tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa”. Về thái độ trong
việc tự phê bình, Hồ Chí Minh cho rằng, phải thành khẩn, trung thực kiên quyết và có văn hóa.
Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình phải ‘ráo riết’, ‘triệt để,thật thà ,không nể
nang,không thêm bớt’. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự giác cho nên sự thành khẩn trong tự phê
bình và phê bình là rất cần thiết trong công cuộc xây dựng Đảng hằng ngày. Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: nếu không kiên quyết thực hiện tự phê bình và phê bình thì cũng như giấu giếm tật bệnh
trong người, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy cơ đến tính mạng.
Tự phê bình và phê bình vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này,
đòi hỏi mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như đối với người khác,
phải có ‘tình đồng chí thương yêu lẫn nhau’, không được che giấu khuyết điểm của bản thân, sợ
phê bình, không dám phê bình, sợ né tránh hoặc lơi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ, vùi dập
người khác, phải phê bình một cách thành khẩn, xây dựng, chữa bệnh cứu người, chớ phê bình
lung tung không chịu trách nhiệm. Người bị phê bình phải vui lòng mà sửa đổi, không nên vì bị
phê bình mà chán ghét, phải phê bình từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, khi phê bình phải tự
phê bình bản thân mình; nếu tự phê bình tốt thì mới phê nình người khác tốt được, trong phê
bình và tự phê bình phải dân chủ. Sử dụng khéo tự phê bình và phê bình là một biện pháp đảm
bảo sự trong sạch, vững mạnh của Đảng.
4. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác là quy luật phát triển sức mạnh của Đảng.