NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM,
MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
A. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hiểu và biết cách làm kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
- Viết được một bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuối.
B. Phương pháp - phương tiện:
1. Phương pháp :
Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm…
2. Phương tiện:
GV: Giáo án.
HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.
C. Tiến trình bài dạy:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GHI
CHÚ
HĐ1: Hd HS tìm hiểu đề và lập
dàn ý các đề bài ở sgk
TT1: GV yêu cầu HS đọc yêu
cầu của đề 1.
HS thảo luận nhanh phần tìm
hiểu đề
GV hỏi: Muốn phân tích truyện
ngắn trên cần phải làm việc gì?
HS trao đổi, suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt
TT2: GV hỏi: Để phân tích tốt
đề bài trên cần vận dụng thao tác
phân tích hay cần kết hợp với
nhiều thao tác khác.
HS trả lời
GV nhận xét, chốt:
TT3: GV hd HS lập dàn ý
HS dựa vào gợi ý sgk để tiến
hành lập dàn bài
GV chia lớp thành nhiều nhóm
nhỏ sau đó gọi từng nhóm trình
bày trước lớp. Các nhóm nhận xét
chéo, GV nhận xét chung và hệ
thống lại các ý chính cần phân
tích
I. Tìm hiểu đề và lạp dàn ý
Đế 1:
Phân tích truyện ngắn “Tinh thần thể
dục” của Nguyễn Công Hoan.
a. Tìm hiểu đề
Muốn phân tích cần:
- Tách tác phẩm ra từng phương diện
để xem xét, chọn phương diện đặc sắc
để trình bày.
- Sử dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng phân tích là chủ yếu.
b. Lập dàn ý
* Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn truyện “Tinh thần
thể dục”
* Thân bài
- Đặc sắc kết cấu của truyện: Truyện
gồm nhiều cảnh khác nhau tưởng như
rời rạc nhưng lại tập trung thể hiện chủ
đề: Trò hề cười ra nước mắt.