- Lập các biên bản nhằm chấn chỉnh việc kế toán của các đơn
vị, ngành, cơ quan các cấp.
Đến ngày 12/10/1956 đã ban hành Nghị Định 1077/TTg, trong
nghị định có quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của hệ
thống nha thanh tra tài chính đã lập theo các sắc lệnh ban hành trước
đó. Nhiệm vụ của thanh tài chính từ trung ương tới địa phương được
khẳng định thêm ngoài những nhiệm vụ nêu trên. Kiểm tra nghiêm
ngặt việc chấp hành chính sách luật lệ chế độ tài chính Nhà nước tại
các cơ quan chính quyền tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, các tổ chức đoàn thể.
Ngày 10/09/1978, tiếp theo Nghị Định 1007TTg, Chính phủ đã
ban hành Nghị Định 174/CP quy định điều lệ tổ chức thanh tra tài
chính. Trong thời kỳ này thanh tra tài chính phải thực hiện thêm
nhiệm vụ lịch sử là: Thanh tra việc chấp hành ngân sách các cấp,
ngành kiểm soát việc chấp hành thu chi ngân sách, tài vụ của các tổ
chức có nhận trợ cấp của ngân sách, kiểm tra việc chấp hành ngân
sách các cấp, ngành kiểm soát việc chấp hành thu chi ngân sách, tài
chính của các đơn vị tổ chức hành chính sự nghiệp.
Khi kết thúc chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ tài chính mới
trong thời kỳ thống nhất đất nước, các văn bản pháp lý ban hành
trước thời kỳ lịch sử này vẫn là căn cứ để tổ chức các hoạt động
thanh tra tài chính nhằm quản lý tài sản, công quỹ của chính quyền
cũ để lại, đồng thời tham gia công việc cải tạo kinh tế tư doanh, thực
hiện chính sách thuế ở các vùng giải phóng.
Chuyển sang giai đoạn thực hiện pháp lệnh thanh tra 1990 của
thế kỷ 20, bộ tài chính đã ban hành Quyết Định 173-TC/QD/TCCB
ngày 25/05/1991 về quy chế tổ chức hoạt động thanh tra tài chính.
Quyết định trên khẳng định kiểm tra, thanh tra tài chính là chức năng
quan trọng hàng đầu tài chính, chức năng này đảm bảo hiệu lực của
pháp lệnh, chính sách chế độ tài chính, kế toán được ban hành.
Tuy nhiên công tác kiểm tra của Nhà nước chỉ có sự chuyển
hướng đột biến từ ngày thành lập KTNN. Ngày 11/07/1994, chính
phủ ra nghị định 70CP về việc Kiểm toán Nhà nước. Sự ra đời và
hoạt động của KTNN xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc kiểm
tra, kiểm soát chi tiêu công quỹ quốc gia, đảm bảo sử dụng hợp lý,
đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính của
các cơ quan công quyền KTNN Việt Nam ra đời là một đòi hỏi tất
yếu khách quan của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Đó cũng là tất yếu khách quan của quá trình
đổi mới hệ tổ chức trong quá trình đổi mới của đất nước nói chung.
2. Chức năng nhiệm vụ của kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam.