Tiết 10: PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
– HS hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên.
– HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết.
2.Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kiến thức về phép trừ và phép chia để giải
một vài bài toán thực tế.
3.Thái độ: Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu và giải toán.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: Giáo án, sgk, phấn màu khi dùng tia số để tìm hiệu
của hai số.
2. Chuẩn bị của trò: Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Cho hai số tự nhiên a và b, khi nào thì ta có phép trừ a - b = x?
Áp dụng tính: 425 - 275; 91 - 56; 652 - 46 - 46 - 46
Trả lời: Nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ.
* Đáp Số : 150; 35; 514.
3.Bài mới:
*ĐVĐ: Ta đã biết phép cộng và phép nhân luôn thực hiện được trong tập hợp số tự
nhiên, phép trừ chỉ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ, còn phép
phép chia có phải lúc nào cũng thực hiện được không?
Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Phép chia có dư
GV cho HS xét phép chia:
HS thực hiện phép chia trên
GV: Số 14 : 3 được gọi là phép chia gì?
Viết mối quan hệ giữa 14; 3; 4 và 2?
GV: Với hai số a và b, b 0 hãy nêu mối
quan hệ giữa chia cho b thương là q và số
dư là r
GV: So sánh số dư và số chia?
GV: Khi số dư bằng 0 gọi là phép chia
gì? khi số dư khác 0 gọi là phép chia gì?
Xét phép chia: 14 : 3
-Trong phép chia có dư :
Số bị chia = số chia . thương + số dư
a = b. q + r (0 r < b)
+Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết
+ Nếu r 0 thì ta có phép chia có dư