NGỮ VĂN 6
PHÓ TỪ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Khái niệm Phó từ
+ Ý nghĩa khái quát của Phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của Phó từ.
- Các loại Phó từ.
2. Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng Tiếng Việt khi nói, viết.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bảng phụ.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học kì I chúng ta đã học những từ loại nào? (Danh từ, động từ, tính từ,
chỉ từ, lượng từ, số từ )
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
HĐ1:Hình th à nh khái niệm phó từ
- GV treo bảng phụ có ghi VD Sgk
- HS đọc VD và trả lời câu hỏi
? Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật,
được, rất , ra… bổ sung ý nghĩa cho
những từ nào?
- HS: Trả lời
? Những từ được bổ xung ý nghĩa thuộc
từ loại nào?
- HS: Trả lời
? Từ sự phân tích ví dụ trên em hãy cho
biết phó từ là gì?
- HS đọc ghi nhớ 1 sgk.
- HS làm bài tập nhanh: tìm phó từ
a, Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau
b, Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương
lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
Giá như tôi không chêu chị Cốc thì Choắt
đâu tội gì
HĐ2: Phân loại phó từ.
I. PHÓ TỪ LÀ GÌ?
1. V í dụ : SGK
2. Nhận xét:
a. đã > đi, cũng > ra, vẫn chưa > thấy,
thật > lỗi lạc.
b. soi gương < được, rất > ưa nhìn,
to < ra, rất > bướng
- Động từ: Đi, ra, thấy, soi…
- Tính từ: Lỗi lạc, ưa, to, bướng…
* Ghi nhớ: SGK
II. CÁC LOẠI PHÓ TỪ