Phòng bệnh xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày còn gọi là chảy máu dạ dày là một dạng xuất huyết tiêu hóa trên.
Biến chứng này là hậu quả của quá trình xuất hiện các bệnh lý dạ dày kéo dài,
không được điều trị đúng. Bài viết dưới đây xin chia sẻ các kiến thức về bệnh xuất
huyết dạ dày và cách phòng chống, điều trị bệnh.
Nguyên nhân
Xuất huyết dạ dày là một bệnh lý cấp tính hậu quả của các tổn thương viêm loét dạ dày
cấp hoặc mãn tính.
Xuất huyết dạ dày thường xảu ra sau khi bệnh nhân uống rượu, vô tình hoặc cố ý uống
phải dung dịch acid hoặc kiềm, stress căng thẳng quá độ, dùng một số thuốc giảm đau
chống viêm (aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu).
Xuất huyết dạ dày cũng có thể gặp trên bệnh nhân có bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa
do xơ gan, ung thư dạ dày, do các bệnh máu như bệnh bạch cầu, bệnh suy tuỷ xương,
bệnh máu chậm đông, bệnh máu chảy lâu, xuất huyết giảm tiểu cầu, một số bệnh máu do
những cơ chế khác nhau có thể chảy máu ở nhiều nơi: chân răng, mũi, dưới da, ruột, niêm
mạc dạ dày.
Triệu chứng
Khi bị xuất huyết dạ dày, triệu chứng đầu tiên là đau dữ dội vùng thượng vị, sau lan khắp
bụng, bụng cứng, toát mồ hôi, bệnh nhân bị tái xanh, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Nôn máu là triệu chứng điển hình. Trước khi nôn, người bệnh thấy nôn nao. Khó chịu,
lợm giọng, buồn nôn và nôn. Có khi nôn ra rất nhiều và nhanh chóng không dấu hiệu báo
trước. Máu có thể còn tươi nếu máu chảy ra được nôn ngay. Máu đen lẫn máu cục và thức
ăn vì máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới nôn ra. Chất nôn có màu nâu,