Thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm, những đúng, sai trong nhận
thức cũng như hành động của các em, để từ đó giúp các em nhận ra lỗi lầm của bản thân
và tạo cho các em cơ hội, thiện chí sửa chữa, không tái phạm. Tuyệt đối không la mắng
chửi bới các em, đừng biến lớp học trở thành “địa ngục” đối với các em học sinh cá biệt,
đừng biến những giờ sinh hoạt hay giờ ra chơi thành một giờ “tổng sỉ vả” đối với các em,
đừng để các học sinh nghĩ rằng cứ gặp thầy cô là lại sẽ bị la mắng, trách phạt, truy tội.
Điều này rất dễ gây ra những tâm lý tiêu cực và khiến các em tệ hơn lúc trước. Khi cần,
chúng ta có thể gặp riêng các em để nhắc nhở, trao đổi.
4. Tìm ra điểm mạnh để giúp các em phát huy nó
Là một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta đừng bao giờ để bụng những lỗi lầm của học sinh,
đừng vội nhìn thấy hiện tượng mà đánh giá học sinh của mình chưa tốt. Dù là học sinh cá
biệt và có khó giáo dục đến đâu đi chăng nữa thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn
những nhân tố, những phẩm chất tích cực. Chúng ta hãy cố phát hiện ra những ưu điểm
ẩn sâu trong mỗi em. Có thể là chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó,
vậy nên nếu có phương pháp đúng chúng ta hãy khơi gợi để làm thức tỉnh, khôi phục
niềm tin cho các em để các em thấy rằng mình không hề kém cỏi, không phải là “thứ bỏ
đi”, để từ đó vứt bỏ được sự tự ti, mặc cảm trong các em và chủ động hội nhập với các
bạn trong lớp. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp các em phát huy được điểm mạnh của
mình, góp phần vào xây dựng tập thể vững mạnh, dần hình thành phẩm chất tự tin, kiên
định trước tập thể cũng như khẳng định được khả năng của bản thân.
5. Tin tưởng vào sự nỗ lực của các em
Các thầy cô hãy nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, đừng nghiêm trọng hoá vấn đề mà
hãy tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội để bản thân có thể tự sửa chữa, xin đừng
“mổ một con gà bằng một cái búa”. Hãy tin tưởng chờ đợi sự chuyển biến từ các em.
Chúng ta không nên nóng vội, vì thầy cô càng nóng vội thì sẽ càng tạo áp lực lên các em,
khiến các em càng bối rối, càng sa vào đối phó. Đồng thời, hãy trân trọng những tiến bộ
của các em dù chỉ là chuyện nhỏ nhất, bởi đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các
em. Đừng tiết kiệm lời khen, các thầy cô hãy biểu dương các em trước tập thể lớp, vì đối
với các em một lời động viên, khen ngợi còn có giá trị hơn rất nhiều lần so với những bản
kiểm điểm.
6. Thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế
Bản thân người thầy, người cô nào trong công tác chủ nhiệm cũng cần phải biết kiềm chế
những cơn nóng giận của mình khi có học sinh vi phạm. Hãy luôn bình tĩnh trong mọi
tình huống cho dù xấu nhất. Chắc chắn rằng sẽ có nhiều giáo viên bị stress khi chủ nhiệm