DANH MỤC TÀI LIỆU
Quản lý tiền đúng cách
Các nguyên tắc giúp bạn quản ý tiền bạc hiệu quả
Những nhà đầu tư cá nhân thường không có thời gian cũng như kỹ năng để theo
rõi các bước ngoặt lớn về tài chính; về thị trường chứng khoán; hiểu rõ những
chỉ số tài chính; các chính sách về tiền tệ của chính phủ cũng như các động thái
của những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sau đây, báo Wall Street Journal đưa ra
những thủ thuật đơn giản giúp bạn bảo toàn vốn và đầu tư hiệu quả.
Cứng rắn và nhất quán
Một trong những nguyên tắc đầu tiên của việc này là bạn phải nhất quán và có
kỷ luật. Khi lên danh mục vốn đầu tư bao gồm: những cổ phiếu; trái phiếu cần
đầu tư; cổ phần trong những quỹ đầu tư hoặc những khoản tiền gửi ngân hàng,
bạn cần giữ vững tỷ lệ tương quan giữa chúng. Không vì bất cứ một sự dao
động ngắn hạn nào của thị trường, sự xuất hiện một ý tưởng đầu tư mới hay
những cổ phiếu mới xuất hiện mà bạn lại thay đổi phương pháp đã được xác
lập. Ngoài ra, bạn cần định kỳ “đổ” thêm tiền vào danh mục đầu tư của bạn. Điều
này có thể không dễ dàng, nhất là khi thị trường tại thời điểm đó không tăng
trưởng, bạn không nhìn thấy vốn đầu tư tăng lên và không nhận được sự thỏa
mãn tức thời. Nhưng việc định kỳ tăng vốn đầu tư sẽ triệt tiêu hóa sự dao động
của thị trường.
Thông thường, khi giá trị của một loại hình đầu tư nào đó tăng vọt thường có tác
động mạnh đến tâm lý của những nhà đầu tư. Khi nhìn vào sự tăng trưởng
nhanh chóng của một loại cổ phiếu hay tổng số vốn của một quỹ đầu tư nào đó,
mọi người liền đổ tiền vào chúng trong trạng thái kích động mạnh – nhưng
thường khi đó thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất đã trôi qua. “Mọi người hay bỏ tiền
ra mua những cổ phiếu hoặc thả tiền vào một quỹ đầu tư nào đó mà đáng ra họ
phải làm điều này từ một năm trước đây, - giáo sư Tarrans Odin, một chuyên gia
trong lĩnh vực tài chính của Trường đại học Tổng hợp California, nói. – Điều này
phần nào được giải thích rằng mọi người thường ngoại suy những kết quả từ
quá khứ ra tương lai. Hơn nữa, phần đông những nhà đầu tư nghiệp dư thường
đơn giản hóa thị trường hơn nó vốn có”.
Đừng tiêu tiền thiếu suy nghĩ
Hạnh phúc không thể mua được bằng tiền, nhưng nhiều người cứ “cố đấm ăn
xôi cuối” cùng trở thành “tù chung thân” của những món nợ. Chắc hẳn bạn đã
gặp phải tình huống như sau: bạn nhìn thấy một đồ vật gì đó trong cửa hàng và
thấy rằng vật này rất cần cho mình nên bỏ tiền ra mua, nhưng sau đó một tuần
hay một tháng bạn không còn nhớ gì đến chúng nữa. Ham muốn có được những
đồ vật mà mình thích nhưng không thực sự cần thiết là một thói quen “có hại cho
túi tiền” của bạn. Vậy bài học ở đây là gì? Nếu bạn muốn tìm kiếm hạnh phúc, thì
chắc chắn không thể tìm thấy trong các trung tâm thương mại.
Chúng ta chính à thị trường
Ai trong chúng ta cũng muốn kiếm được lợi nhiều nhất từ thị trường. Tuy nhiên,
không phải ai cũng làm được điều đó, vì thị trường chính là chúng ta, vậy nên
nếu trong chúng ta có kẻ thắng, thì tức là sẽ có người thua.
Thông thường, mọi người chỉ muốn kết thúc một phi vụ giao dịch khi nhận được
lợi nhuận cao nhất có thể, - giáo sư Mair Steman, một chuyên gia về tài chính,
của trường Đại học Santa Clara University nhận xét, - cho dù đó là phi vụ trong
thị trường chứng khoán hay bất động sản. “Mọi người nói rằng: OK, thị trường
bất động sản sẽ còn tăng giá. Nhưng trên thực tế thì họ không muốn bán theo
giá cả vào thời điểm hiện tại, - Steman nói. – Họ đánh giá giá trị của ngôi nhà
của mình là một triệu USD, bởi vì hàng xóm của họ đã bán nhà của mình với giá
một triệu USD vào năm ngoái. Vì vậy, sau khi thông báo bán nhà suốt cả ba
tháng mà họ vẫn không tìm được người mua. Bởi vì một lý do đơn giản giá trị
ngôi nhà của họ vào thời điểm hiện tại chỉ là 800.000 USD”.
Hơn nữa, nếu tính đến những chi phí phải trả cho những nhà môi giới, thuế, sửa
chữa theo yêu cầu nào đó của người mua... thì bạn không thể thu được con số
cao nhất mà bạn chỉ có thể nhìn thấy trong các bản báo cáo hoặc phân tích tài
chính.
Hạn chế chi phí ở mức thấp nhất
Bạn đừng bao giờ quên rằng, sự thành công trong đầu tư của bạn bao giờ cũng
phải san sẻ với hai người nữa đó là những người môi giới và phòng thuế. Nếu
không muốn chia lợi nhuận thu được ra làm ba phần, bạn cần nghĩ cách hạn chế
các chi phí đầu tư và trả thuế ở mức thấp nhất trong chừng mực có thể.
Cần đến sự giúp đỡ
Phần lớn những nhà đầu tư nghiệp dư đều không có thời gian, hứng thú, kiến
thức và cuối cùng là sự nhẫn nại để thực hiện các phi vụ đầu tư độc lập một
cách thành công. Thậm chí, ngay cả khi bạn đầu tư thành công và thu được lợi
nhuận, điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn đã biến thành một người có uy
tín trong lĩnh vực tài chính. “Mọi người sau khi thu được một số thành tựu nào đó
(trên thị trường), - giáo sư Odin nói, - thì họ nghĩ rằng mình đã hiểu phải làm như
thế nào. Nhưng trên thực tế, thì họ đã nhầm lẫn giữu sự thành công và tri thức”.
Nhưng đáng tiếc là với sự giúp đỡ của các nhà môi giới hay tư vấn tài chính
cũng chưa chắc đã đảm bảo sự thành công cho những quyết định đầu tư của
bạn. Rất nhiều người trong số họ đòi hỏi giá cả dịch vụ rất cao, trong khi bản
thân với một cái bằng về tài chính thì chưa đủ hiểu biết cũng như kinh nghiệm để
hiểu được rắc rối của thị trường tài chính. Chính vì vậy, khi lựa chọn một nhà tư
vấn tài chính, bạn phải đặc biệt cẩn trọng.
Đừng bỏ tất cả trứng vào trong một cái giỏ duy nhất
Khi nói về sự cần thiết phải đa dạng hóa danh mục đầu tư, các chuyên gia tài
chính thường dựa trên luận điểm rằng đây là phương pháp cần thiết để giảm sự
mạo hiểm: nếu một hướng đầu tư nào đó của bạn đang trong chiều hướng lỗ thì
có thể hướng khác vẫn đem lại lợi nhuận cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu
ý rằng khi xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính lớn thì sự đa dạng cũng
không có ý nghĩa nhiều lắm. Hoặc trong những thị trường khác nhau thì độ dao
động và mức độ thu nhập trong năm cũng khác nhau, ví dụ thị trường chứng
khoán Mỹ tăng trưởng chậm hơn thị trường ở những nước phát triển, nhưng độ
dao động của nó cũng thấp hơn hẳn. Trái phiếu không bao giờ giảm giá nhanh
chóng như cổ phiếu.
Đừng bao giờ quên gia đình
Gia đình đồng thời là một khoản vốn và một khoản nợ quan trọng của bạn. Nếu
như các con hoặc bố mẹ bạn đang gặp khó khăn về tài chính, thì hiển nhiên bạn
phải giúp đỡ họ và ngược lại. Bạn không bao giờ được quên điều này. Con cái
không những là người thừa kế tài sản sau khi bạn mất đi mà chúng còn thừa kế
cả những thói quen về tài chính của bạn. Hãy dạy chúng có những quan niệm
đúng đắn về tiền bạc. Khi sử dụng tiền bạc, bạn đừng bao giờ quên những hậu
quả của những hành động mà nó có thể gây ra cho gia đình mình.
Đầu tư dài hạn
Nếu chẳng may bạn chết sớm thì vợ và con bạn có thể gặp khó khăn về tài
chính, nhưng nếu bạn trường thọ thì cũng là một vấn đề cần suy nghĩ. Không ít
người khi về hưu có rất ít tiền tiết kiệm hoặc thậm chí chả có đồng nào cả, hay
sau khi về hưu một thời gian họ đã tiêu hết số tiền dành dụm được. Điều này sẽ
chẳng thành vấn đề nếu hai vợ chồng bạn không sống lâu quá, hoặc bạn cũng
chẳng quan tâm lắm đến chuyện tuổi già mình sẽ sống như thế nào. Chuyện gì
sẽ xảy ra nếu bạn sẽ sống rất lâu trong khi không có tiền lương hưu hoặc bảo
hiểm trọn đời hay nhiều tiền tiết kiệm trong nhà băng? Vì vậy, bạn nên trù liệu
trước và triệt để tiết kiệm tiền bạc trong chừng mực có thể.
Đừng quên ạm phát
Thậm chí, ngay cả khi mọi việc xung quanh vẫn đang diễn ra tốt đẹp, tiền tiết
kiệm và các khoản đầu tư của bạn vẫn đang sinh sôi nảy nở, thì bạn vẫn đang
mất một số tiền nhất định hàng năm vì lạm phát. Chính vì vậy, bạn không nên
quá chú ý tới con số lãi trên giấy tờ mà nên đánh giá nó trong sự tương đối – tức
là % thu nhập của bạn không được phép thấp hơn % lạm phát.
thông tin tài liệu
Ai trong chúng ta cũng muốn kiếm được lợi nhiều nhất từ thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, vì thị trường chính là chúng ta, vậy nên nếu trong chúng ta có kẻ thắng, thì tức là sẽ có người thua.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×