Ngheà baùn haøng vaø quaûn trò baùn haøng Page 3 of 28
thực tế, nhiều đại diện bán hàng, những người đại diện bán lẻ và một số khác trong lực lượng
bán hàng ngoài công ty tự do đi lại giao dịch giữa công ty của mình và địa điểm kinh doanh
của khách hàng. Chẳng mấy xa lạ khi một đại diện bán hàng dùng nhiều thời gian của mình với
khách hàng hơn là tại văn phòng công ty.
Quan niệm về nghề bán hàng
Những sinh viên được giới thiệu về nghề bán hàng thông qua những chương trình trên
đài truyền hình vào lúc đêm khuya, trong những hoạt cảnh, những vở kịch, những bộ phim như
"The Music Man", "Glengarry Glen Ross", "Cái chết của một người chào hàng", hay Truyện cổ
tích về một anh chào hàng ba hoa, luôn mặc một bộ quần áo bằng nhôm trong bộ phim "Người
thiếc" và gần đây là chuyện kể về một anh chào hàng nóng nảy, lừa lọc trong phim "Người
công du". Mặc dù có những bức tranh không đẹp về nghề bán hàng như vậy nhưng cái nhìn của
sinh viên đối với nghề này ngày càng sáng sủa hơn vào khoảng 25 năm nay.
Vào năm 1962, nghề bán hàng được các sinh viên mô tả không mấy khen ngợi lắm như
là "bị đè nén, địa vị thấp, kém tính sáng tạo, không được khuyến khích mấy về tài chính". Vào
giữa những năm 1980, quan niệm của những sinh viên về nghề này không những sáng sủa hơn,
tốt đẹp hơn, mà còn sâu sắc, chín chắn hơn. Họ có thái độ tích cực hơn với nghề bán hàng nói
chung và hiểu biết được nâng cao hơn về các loại hoạt động bán hàng. Những nghiên cứu cho
thấy, những sinh viên này thích chọn những địa vị được đãi ngộ tốt, bán hàng theo xu hướng
năng động, thường xuyên củng cố duy trì khách hàng, hơn là thành đạt và phát triển. Mặc dù
các sinh viên nữ có tỏ ra phần nào ít được quan tâm trong những ngành kinh doanh sản phẩm
công nghiệp hay bán buôn (bán sỉ) hơn là những sinh viên nam, nói chung họ vẫn có khuynh
hướng tích cực vào nghề này. Cuối cùng, đối với những sinh viên chưa ra trường, đặc biệt là
giới nữ, đều xem nghề bán hàng là một nghề tuyệt vời, có nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến.
Quá trình phát triển của nghề bán hàng
Việc bán hàng và tiếp thị thường được xem là một hiện tượng mới gân đây, liên quan đặc
biệt đến năng lực kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tuy vậy, sự thực thì lịch sử của ngành nghiên cứu
tiếp thị và bán hàng đã có hàng trăm năm trước đây. Còn những hoạt động trong đất nước Hoa
Kỳ ngày nay chỉ là một dẫn chứng hùng mạnh của một quá trình phát triển lâu dài. Lịch sử
phát triển của nghệ thuật bán hàng và ngành marketing được chia làm 4 thời kỳ: thời kỳ trước
khi bắt nguồn, thời kỳ bắt nguồn, thời kỳ phát triển nền móng, thời kỳ tinh lọc và hình thành.
Thời kỳ trước khi bắt nguồn (trước 1750)