Sinh học 6
CHƯƠNG 2: RỄ
Bài 8: CÁC LOẠI RỄ - CÁC MIỀN CỦA RỄ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
-Nhận biết và phân biệt được hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm,
-Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ.
2. Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh
-Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
-Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Một số rễ cây
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
- Giải thích cơ chế phân chia của TB?
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề:
Rễ giữ cho cây mọc được trên đất. Rễ hút nước và muối khoáng hoà
tan. Không phải tất cả các loại cây đều có cùng một rễ. Vậy có các loại rễ
nào? Cấu tạo ra sao?
b/ Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt Động 1:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Nhận xét ý thức của lớp.
GV: Treo tranh h 9.1A .
Yêu cầu hs thảo luận những cây mình
mang theo có tên gì và phân chia
chúng thành hai nhóm như h9.1A
HS: Thực hiện, HS khác trình bày,
nhận xét, bổ sung
GV: Kết luận
Hướng dẫn học sinh sắp xếp lại các
loại rễ cây vào 2 nhóm trên
Rễ cọc có đặc điểm gì?
I. Các loại rễ:
- Cây có hai loại rễ chính:
+ Rễ cọc: gồm một rễ cái to,
khỏe và các rễ con mọc xiên ra
Ví dụ:
+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ con
bằng nhau mọc ra từ gốc thân
Ví dụ: