- Bước 4: Tài trợ tổn thất: Hình thành ngân quỹ đền bù tổn thất như thiết lập các chương
trình tài trợ phi bảo hiểm, sử dụng các công cụ trên thị trường tài chính…
- Bước 5: Quản trị chương trình hành động: Yếu tố này thiết lập các chương trình và quy
trình nghiệp vụ mà hoạt động quản trị RRTC hàng ngày phải tuân thủ. Việc xây dựng
chương trình, quy trình thủ tục, kết hợp với quản trị chất lượng toàn diện (TQM)sẽ đảm
bảo quản trị RRTC một cách toàn diện.
Từ các bước về quản trị RRTC của DN nêu trên có thể thấy, không tạo ra một quy trình
cứng nhắc, mà trên thực tế thứ tự các nội dung có thể thay đổi, xen kẽ, thậm chí hợp nhất
tùy theo điều kiện của DN và các diễn biến về nguồn rủi ro.
Thứ ba, về nhận dạng RRTC, các nhà quản trị DN có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác
nhau như: Sử dụng bảng liệt kê; Phân tích báo cáo tài chính; Giao tiếp trong nội bộ tổ
chức; Giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp; Phân tích hợp đồng; Nghiên cứu số liệu
tổn thất quá khứ. Tuy nhiên, trước hết, cần quan tâm tới các dấu hiệu nhận dạng RRTC
cơ bản (rủi ro thanh khoản, phá sản, rủi ro hối đoái...) được thể hiện cụ thể ở bảng 2.
Thứ tư, để kiểm soát RRTC, nhà quản trị trước hết cần xác định “khẩu vị rủi ro” của DN
mình, thấu hiểu môi trường kinh doanh và nguồn hiểm họa, thấu hiểu cấu trúc tài trợ, cấu
trúc dòng tiền và đặc trưng kinh doanh của DN mình. Từ đó, có chính sách chủ động né
tránh các giao dịch vi phạm “khẩu vị rủi ro”, ngăn ngừa tổn thất thông qua các thỏa thuận
bảo lãnh hoặc chia sẻ rủi ro và tổn thất, quản trị thông tin liên quan tới RRTC, chuyển
giao RRTC bằng các thỏa thuận chia sẻ rủi ro hoặc bằng cách sử dụng các công cụ trên
thị trường tài chính nhằm giảm thiểu RRTC tổ hợp.
Thứ năm, để tài trợ tổn thất do RRTC, nhà quản trị trước hết cần quan tâm tới các giải
pháp, các công cụ giúp tìm kiếm nguồn tài trợ cho các tổn thất gây nên bởi RRTC. Trong
đó, cần chú trọng việc sử dụng hài hòa các biện pháp tự tài trợ tổn thất của DN với việc
thiết lập các quỹ dự phòng và chia sẻ tổn thất ở cấp độ tập đoàn, hiệp hội, liên minh DN,
hoặc tài trợ tổn thất thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Đồng thời,
các nhà quản trị cũng phải tính tới việc tài trợ cho các hoạt động quản trị RRTC, tài trợ
cho các phương tiện nhận dạng, phân tích và kiểm soát RRTC của DN cũng như trong
trường hợp DN sử dụng các dịch vụ tư vấn quản trị RRTC.
Kiến nghị, đề xuất
Bên cạnh các giải pháp đối với DN để tăng cường hiệu lực quản trị RRTC, cũng cần thấy
rằng hiện tại, các nhà quản trị đang gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận thông tin tài
chính của các đối tác, tiên lượng diễn biến chính sách cũng như việc trao đổi các phương
pháp, kỹ năng và kinh nghiệm quản trị RRTC DN. Do vậy, để nâng cao hiệu lực quản trị
RRTC DN, cần có nhiều hoạt động hỗ trợ DN như: (i) Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao
năng lực quản trị RRTC; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông chính sách tài chính đối với
các DN; (iii) Tiếp tục đẩy mạnh việc minh bạch hóa thông tin tài chính DN, tiến tới xây
dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính DN; (iv) Tổ chức các hoạt động truyền thông về
quản trị RRTC DN; (v) Tài trợ cho các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa
quản trị RRTC DN với việc gia tăng giá trị DN.
6