DANH MỤC TÀI LIỆU
Rút gọn câu nhằm mục đích gì
RÚT GỌN CÂU
I.Mục đích yêu cầu
Giúp HS
_ Nắm được cách rút gọn câu
_ Hiểu được tác dụng của câu rút gọn.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
2.1 Đọc thuộc lòng 9 câu tục ngữ về con người và xã hội?
2.2 Nhận xét hai câu 5, 6 ?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Nhận xét cấu tạo hai câu mục 1 SGK
trang 14?
Tìm xem trong hai câu đã cho có từ
ngữ nào khác nhau?
Câu b có thêm từ chúng ta
Từ chúng ta đóng vai trò gì trong
câu?
Làm chủ ngữ
_Câu a, b khác nhau ở chổ
Câu a vắng chủ ngữ
Câu b có chủ ngữ
Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ
trong câu a?
Chúng ta, người Việt Nam
Vì sao chủ ngữ trong câu a có thể
được lược bỏ?
GV cho HS thảo luận
* Đây là câu tục ngữ đưa ra một lời
khuyên cho mọi người hoặc nêu ra một
nhận xét chung về đặc điểm của người
Việt Nam ta.
Tìm thành phần câu bị lược bỏ và giải
thích trong mục 4 SGK trang 15 ?
a. Thành phần lược bỏ là vị ngữ
b. Lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Tại sao có thể lược bỏ chủ ngữ ở VD a
và cả chủ ngữ lẫn vị ngữ ở VD b?
Làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn
đảm bảo được lượng thông tin truyền
đạt
Thế nào là rút gọn câu? Rút gọn câu
nhằm mục đích gì?
I.Thế nào là rút gọn câu
_Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành
phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
_Việc lược bỏ một số thành phần câu thường
nhằm những mục đích như sau:
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được
nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện
trong câu đứng trước
Ví dụ: _ Ăn cơm chưa?
_ Rồi !
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là
của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
Ví dụ: chết trong hơn sống đục
II.Cách dùng câu rút gọn
Những từ in đậm trong mục 1SGK
trang 15 thiếu phần nào? Có nên rút
gọn như vậy không? Vì sao?
GV cho HS làm vào giấy nháp.
_ Các câu điều thiếu chủ ngữ
_ Không nên rút gọn vì: rút gọn như
vậy làm cho câu khó hiểu. Văn cảnh
không cho phép khôi phục chủ ngữ một
cách dễ dàng.
Đọc mục 2 SGK trang 15
Thêm từ ngữ để thể hiện thái độ lễ
phép?
Ạ, mẹ ạ
Khi rút gọn câu cần chú ý những điều
gì?
Tìm câu rút gọn? Thành phần nào
trong câu được rút gọn? Tác dụng?
Hãy tìm câu rút gọn trong BT2. Khôi
phục thành phần được rút gọn?
Trong thơ ca, ca dao vì sao có nhiều
câu rút gọn?
Đọc câu chuyện BT3 cho biết vì sao
người khách và cậu bé hiêủ nhằm
nhau?
Qua câu chuyện rút ra bài học gì?
Đọc truyện BT4 và cho biết chi tiết
nào có tác dụng gây cười và phê
phán?
Khi rút gọn câu cần chú ý:
_Không nên làm cho người nghe, người đọc
hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
_Không biến câu nói thành một câu nói cộc
lốc khiếm nhã.
III.Luyện tập
1/ Câu rút gọn
Câu b, c là câu rút gọn chủ ngữ
Rút gọn như vậy làm cho câu gọn hơn
2/ Các câu rút gọn
a) *Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Dừng chân đứng lại trời non nước
Chủ ngữ là “ta” (nhân vật trữ tình trong
bài thơ)
b) Đồn rằng: quan tướng có danh
Chủ ngữ là “mọi người, người ta”
*Ban khen rằng “Âý mới tài”
Ban cho cái áo với hai đồng tiền
Chủ ngữ là “vua”
* Đánh giặc là chạy trước tiên
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân
Chủ ngữ là “quan tướng”
** Trong thơ ca có nhiều câu rút gọn bởi thơ ca,
ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, vả lại số chữ
trong một dòng thơ được qui định rất hạn chế
3/ Đọc chuyện và trả lời câu hỏi
Cậu bé và người khách trong chuyện hiểu
lầm nhau, vì khi cậu bé trả lời người khách, đã
dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu sai
nghĩa
“ _ Mất rồi
_ Thưa….tối hôm qua
_ Cháy ạ”
Ý cậu bé muốn nói “tờ giấy” nhưng người
khách hiểu là “bố cháu”
Bài học được rút ra: phải cẩn thận khi dùng
câu rút gọn, vì dùng không đúng có thể gây hiểu
lầm
4/ Trong câu chuyện, việc dùng các câu rút gọn
của anh chàng phàm ăn điều có tác dụng gây cười
và phê phán vì rút gọn đến mức không thể hiểu
được và thô lỗ.
4.Củng cố
4.1 Thế nào là rút gọn câu?
4.2 Câu rút gọn được dùngnhư thế nào?
5. Dặn dò
Học bài cũ. Đọc soạn trứoc bài mới” đặc điểm của văn bản nghị luận” SGK trang
thông tin tài liệu
Rút gọn câu nhằm mục đích gì Cách dùng câu rút gọn Khi rút gọn câu cần chú ý: _Không nên làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói _Không biến câu nói thành một câu nói cộc lốc khiếm nhã. III.Luyện tập 1/ Câu rút gọn Câu b, c là câu rút gọn chủ ngữ Rút gọn như vậy làm cho câu gọn hơn 2/ Các câu rút gọn a) *Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Dừng chân đứng lại trời non nước Chủ ngữ là “ta” (nhân vật trữ tình trong bài thơ) b) Đồn rằng: quan tướng có danh Chủ ngữ là “mọi người, người ta” *Ban khen rằng “Âý mới tài” Ban cho cái áo với hai đồng tiền Chủ ngữ là “vua” * Đánh giặc là chạy trước tiên Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân Chủ ngữ là “quan tướng” ** Trong thơ ca có nhiều câu rút gọn bởi thơ ca, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, vả lại số chữ trong một dòng thơ được qui định rất hạn chế 3/ Đọc chuyện và trả lời câu hỏi Cậu bé và người khách trong chuyện hiểu lầm nhau, vì khi cậu bé trả lời người khách, đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu sai nghĩa
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×