người ta thụt lùi, và khi những rủi ro đó kết hợp lại với nhau đủ lớn thì
những thứ được cho là cải tiến đó có thể kéo lùi sự phát triển của ngay cả
những người không bao giờ tìm cách tận dụng lợi ích của chúng. Trong Thế
giới cong, David Smick đã khéo léo đưa ra rất nhiều ví dụ về quá trình mà
các hậu quả không ngờ tới này đã làm lung lay thị trường tài chính thế giới
trong thời gian gần đây, đồng thời lý giải tại sao quá trình đó có thể vẫn chưa
chấm dứt”. (Benjamin M Friedman, Đại học Harvard, tác giả cuốn Hậu quả
tinh thần của việc tăng trưởng kinh tế (The moral consequences of economic
growth))
Thế giới cong đã tiếp nối những vấn đề còn dang dở của cuốn Thế giới
phẳng của tác giả Thomas Friedman. Cuốn sách đã đưa độc giả vào cuộc
hành trình của người trong cuộc tới văn phòng riêng của các giám đốc Ngân
hàng trung ương, các Bộ trưởng Tài chính và thậm chí là các Tổng thống.
Smick đã giúp chúng ta hiểu hơn về môi trường đầy rủi ro ngày nay - cùng
lý do tại sao những khoản thế chấp lộn xộn kia lại là điềm báo cho những
hậu quả vô cùng khủng khiếp. Ông đã vật lộn với hai câu hỏi thường trực
trong tâm trí của mọi người: Tình hình có thể diễn biến tồi tệ thế nào trong
nền kinh tế đầy biến động hiện nay? Và chúng ta có thể làm gì để cứu vãn
hiện thực khắc nghiệt đó? Thông qua những câu chuyện hấp dẫn với ngôn từ
dễ hiểu, Smick đã lý giải: Tại sao chảo dầu mà chúng ta quen gọi Trung
Quốc (quả bong bóng lớn tiếp theo sẽ phát nổ) lại đại diện cho một mối nguy
hại khôn lường tới túi tiền của mọi người.
Các bà nội trợ Nhật Bản đã kiểm soát các khoản tiền tiết kiệm của quốc gia
họ như thế nào và điều đó có tác động tới chúng ta ra sao. Những nhà quản
lý ngân hàng và các giám đốc ngân hàng đầu tư bị lòng tham làm mờ mắt đã
đẩy tiền trợ cấp và quỹ lương hưu của mọi người vào nguy hiểm như thế
nào. Tại sao ngày nay “các Ngân hàng Trung ương đang co lại rõ rệt” không
thể cứu chúng ta khi cuộc khủng hoảng tiếp theo nổ ra. Tại sao những quỹ
đầu tư quốc gia hùng hậu của Nga, Trung Quốc, Saudi và Dubai lại đại diện