thêm một cuốn sách “ăn theo” – nghĩ coi, Kinh tế học hài hước cho tất cả
mọi người (Freakonomics for Dummies) hay Súp gà cho Tâm hồn Kinh tế
học hài hước (Chicken Soup for the Freakonomics Soul) – nhưng chúng tôi
phải chờ đợi cho đến khi thực hiện đủ các nghiên cứu cần thiết, đến mức mà
chúng tôi buộc phải viết chúng cụ thể ra giấy. Và cuối cùng, chúng tôi đã ở
đây, sau hơn bốn năm, với cuốn sách thứ hai mà chúng tôi giản dị tin rằng nó
hấp dẫn hơn cuốn đầu tiên. Tất nhiên, hoàn toàn tuỳ thuộc vào đánh giá của
các bạn, chứ không phải chúng tôi, để kiểm chứng xem điều đó có chính xác
không – biết đâu nó lại tệ hại như một số người đã từng e ngại khi đọc cuốn
sách đầu tiên của chúng tôi cũng nên.
Những người làm xuất bản đến phải bỏ việc vì sự cứng đầu cứng cổ phát
chán của chúng tôi: khi chúng tôi đề xuất tên gọi của cuốn sách mới sẽ là
Siêu kinh tế học hài hước, họ thậm chí còn không chớp mắt.
Nếu bạn thấy cuốn sách này có điều gì thú vị, hãy cảm ơn bản thân mình
nhé. Một ích lợi của việc viết sách vào thời đại mà truyền thông rẻ và dễ như
hiện nay đó là các tác giả được nghe trực tiếp ý kiến của độc giả, to, rõ ràng
và thương xuyên. Những phản hồi tốt không thể bỏ qua và cực kỳ giá trị.
Không chỉ nhận được những phản hồi về những gì chúng tôi đã viết, mà
chúng tôi còn nhận được rất nhiều gợi ý cho các chủ đề mới trong tương lai.
Một vài độc giả gửi email cho chúng tôi cũng sẽ thấy suy nghĩ của mình
được phản ánh trong cuốn sách này. Cảm ơn các bạn.
Thành công của Kinh tế học hài hước còn mang đến hệ quả đặc biệt lạ
thường: chúng tôi thường xuyên được mời, hoặc cùng nhau, hoặc riêng lẻ,
đến thuyết trình cho những nhóm thính giả khác nhau. Họ thường giới thiệu
chúng tôi như những “chuyên gia” cực kỳ đặc biệt mà trong cuốn sách chúng
tôi đã khuyến cáo các bạn nên để tâm đến – những người có lợi thế nắm bắt
được nguồn thông tin và háo hức tận hưởng thông tin ấy. (Chúng tôi đã cố
gắng hết sức để thức tỉnh cử tọa về ý niệm rằng chúng tôi giờ đây là chuyên
gia về bất cứ lĩnh vực nào).
Những cuộc gặp gỡ ấy cũng tạo ra những chất liệu cho việc viết lách của
chúng tôi sau này. Một lần, chúng tôi đến nói chuyện tại Đại học California,
Los Angeles (UCLA). Sau khi Dubner đưa ra thông điệp rằng: quan sát cho
thấy thực tế số người rửa tay sau khi đi vệ sinh ít hơn rất nhiều so với số
người tự nhận mình có rửa tay. Ngay sau đó một cử tọa tiến lại gần khán đài,
giơ tay xin phát biểu và giới thiệu mình là bác sĩ tiết niệu. Bất chấp lời giới
thiệu về nghề nghiệp không lấy gì làm thơm tho ấy, nhà niệu học đã kể cho
chúng tôi nghe câu chuyện cực kỳ thú vị về sự thất bại liên quan đến rửa tay
ở một môi trường đòi hỏi sự vệ sinh cao – bệnh viện nơi anh làm việc – và