Năm sai lầm nên tránh trong kinh doanh
Kinh doanh có thể là một công việc hứng thú và bổ ích nhất mà bạn đã từng làm nhưng
đôi khi đó cũng là một công việc vô cùng mạo hiểm. Theo nghiên cứu của Hiệp hội tư
doanh Quốc gia, khoảng gần 24% trong số những nhà kinh doanh nhỏ bị thất bại trong
vòng hai năm đầu, và hơn một nửa trong số họ (52%) buộc phải giải thể công ty trong
vòng 4 năm đầu hoạt động. Bạn sẽ có được nhiều thành công hơn trong kinh doanh nếu
tránh được một số sai lầm thông thường sau.
Ra quyết định vội vàng
Mỗi ngày lại có thêm nhiều người muốn thành lập công ty cho riêng mình bởi họ muốn
trở thành ông chủ và nắm quyền kiểm soát mọi hoạt động trong công ty. Nhưng công
việc kinh doanh này không phải lúc nào cũng là một sự lựa chọn đúng đắn. Theo lời ông
Jonh Gullman - giám đốc Ban tư vấn USBX ở Fort Lauderdale - trước khi bắt tay vào
kinh doanh bạn nên tự đặt câu hỏi: “Bạn có thể duy trì được công việc kinh doanh đó
trong bao lâu, hoặc là bạn có thể kiếm tiền bằng cách khác hay không?”
Khi thành lập công ty mới bạn sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro bất chắc. Nhưng điều đáng lo
ngại nhất đối với những nhà lãnh đạo công ty là họ sẽ có thể bị mất quyền kiểm soát công
ty. Đó là lý do tại sao bạn cần bảo vệ chính mình. Theo ông Gullman, bạn nên giành thời
gian mời luật sư tư vấn xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và bảo vệ quyền lợi cho
bạn thay vì tốn thời gian để tự bắt đầu với công việc kinh doanh.
Theo quan điểm của một người khác muốn làm kinh doanh thì bạn cũng có thể mua
quyền kinh doanh để tiến hành kinh doanh. Quyền kinh doanh cho phép doanh nghiệp có
thể hoạt động mà không cần đăng kí, ngoài ra họ còn có thể thu được lợi nhuận từ danh
tiếng và cơ sở hạ tầng của một công ty lớn hơn.
Thiếu những mối quan hệ kinh doanh rõ ràng
Ông John Giordano- đối tác với Bush, Ross, Gardner, Warren & Rudy ở công ty luật
Tampa cho biết: " Hầu hết mọi nhà quản lý đều sai lầm khi nghĩ rằng họ sẽ thành công
trong việc giải quyết những mối quan hệ cá nhân ngay từ lúc bắt đầu kinh doanh”.
Chắc chắn nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra như ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc gì - nguồn tài
chính hay kế hoạch kinh doanh. Như vậy những hợp đồng thảo sẵn được coi như chìa
khoá giúp cải thiện quan hệ kinh doanh. Các văn bản tài liệu có thể giúp làm rõ vai trò và
trách nhiệm của những đối tác kinh doanh hiện tại, những người có liên quan, những
người cung cấp tín dụng, những đối tác cung cấp dịch vụ tư vấn, và bất kì một người nào
khác có vốn góp trong doanh nghiệp.
Không có đủ vốn