Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
- Kiến thức: Nêu được định nghĩa sinh sản vô tính ở động vật. Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Nêu được ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.
- Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
- Thái độ: Nâng cao tính tự giác, cố gắng vươn lên của HS.
- Giáo viên: Sơ đồ phóng to hình 44.1 → 44.3 SGK, Sơ đồ nhân bản vô tính cừu Đôly.
- Học viên: SGK, đồ dùng học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Thụ phấn là gì? Có mấy hình thức thụ phấn? Thụ tinh kép là gì?
- Trình bày nguồn gốc của hạt và quả. Nêu vai trò của cho sự phát triển của thực vật và đời sống con người.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung ghi bảng |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản vô tính. GV: cho học sinh làm bài tập lệnh số 1 SGK để rút ra khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật (đáp án ý đầu tiên) HS: Nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm SGK và trả lời. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
GV: Cho biết những điểm giống nhau, khác nhau của các hình thức sinh sản vô tính? Vì sao các cá thể trong sinh sản vô tính lại hoàn toàn giống cơ thể bố mẹ ban đầu? Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức. GV: SSVT có những ưu điểm, nhược điểm gì?
HS: Thảo luận theo nhóm, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật.
GV: nêu một số hiện tượng nuôi cấy mô trong thực tiễn cuộc sống, rồi đặt câu hỏi: - Nuôi cấy mô tế bào được thực hiện trong điều kiện nào? Vì sao? - Ứng dụng của việc nuôi mô sống? - Tại sao chưa thể tạo được cá thể mới từ tế bào hoặc mô của động vật có tổ chức cao? - Nhân bản vô tính có ý nghĩa gì đối với đời sống?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức. |
I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ? Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể mới có bộ NST giống hệt nó, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT. 1. Phân đôi. - Đại diện: ĐV đơn bào, giun dẹp. - Đặc điểm: Dựa trên phân chia đơn giản TBC và nhân (bằng cách tạo ra eo thắt). 2. Nảy chồi. - Đại diện: Bọt biển, ruột khoang. - Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con. 3. Phân mảnh. - Đại diện: Bọt biển, giun dẹp - Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới. 4. Trinh sản - Đại diện: Ong kiến, rệp... - Đặc điểm: Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ NST đơn bội. III. ỨNG DỤNG. 1. Nuôi mô sống - Cách tiến hành: Tách mô từ cơ thể động vật và nuôi cấy trong môi trường đủ dinh dưỡng. - Điều kiện: Vô trùng và nhiệt độ thích hợp - Ứng dụng trong y học. 2. Nhân bản vô tính - Cách tiến hành: Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vòa tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi Cơ thể mới. - Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống: + Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc. + Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người. |
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 174.
- Đọc và chuẩn bị mẩu cho bài thực hành 45.