* Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động của
Hệ TK dạng ống
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK
trả lời câu hỏi
+ Hoạt động của Hệ TK dạng ống
được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào
và nhờ yếu tố nào?
+ Quan sát hình 27.2 trả lời câu hỏi?
+ Hãy nêu 3 ví dụ cho mỗi loại phản
xạ không điều kiện và phản xạ có điều
kiện.
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả
lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
Mọi hoạt động từ đơn giản đến phức tạp
của động vật có hệ thần kinh đều được
thực hiện bằng cơ chế phản xạ.
Động vật có hệ thần kinh cấu tạo càng
phức tạp thì số lượng các phản xạ càng
nhiều và phản ứng càng chính xác, tiêu
phí càng ít năng lượng, cách thức phản
ứng càng đa dạng, phong phú, với số
lượng nơron tham gia vào cung phản xạ
càng nhiều.
Động vật có hệ thần kinh, sống trong
điều kiện môi trường luôn thay đổi, vùng
phân bố ngày càng rộng, cơ thể phải có
khả năng thích ứng cao. Vì thế, bên cạnh
số lượng hạn chế các phản xạ không điều
kiện có tính bẩm sinh, di truyền, cần
được bổ sung thêm các phản xạ mới:
phản xạ có điều kiện còn gọi là phản xạ
học được, có tính mềm dẻo, thích nghi
được với điều kiện sống mới. Vì vậy, cơ
thể mới có thể tồn tại và phát triển.
4. Củng cố:
Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Hãy
phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản
ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào?
5. Bài tập về nhà:
Trả lời câu hỏi SGK