Tiết 23: SỐ NGUYÊN TỐ,HỢP SỐ
BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
2.Kỹ năng: HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các
trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng
số nguyên tố.
3.Thái độ: HS biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để
nhận biết một hợp số.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS 1: Làm bài tập 113.
HS 2: Khi nào ta nói a là ước của b (a 0). Tìm ước của 16?
3. Bài mới :
*ĐVĐ: Hãy tìm ước của: 2; 3; 5; 7? Đưa ra nhận xét về ước của các số này.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm số
nguyên tố – hợp số
GV: Giữa só nguyên tố và hợp số có gì
khác nhau ta xét ví dụ sau:
Mỗi số 2; 3; 5 có bao nhiêu ước?
Mỗi số 4; 6 có bao nhiêu ước?
GV: Dựa vào số ước của các số thì em
chia các số 2; 3; 4; 5; 6 thành mấy
nhóm? Đó là những nhóm số nào?
GV: Giới thiệu các số 2; 3; 5 gọi là số
nguyên tố. Các số 4; 6 là hợp số.
GV: Vậy thế nào là số nguyên tố, hợp
số?
GV: Cho HS đọc khái niệm SGK
GV: Nhấn mạnh lại khái niệm.
GV: Cho HS thực hiện ?1
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu
của bài toán, lên bảng trình bày cách
1. Số nguyên tố, hợp số.
-Xét bảng sau:
Số a 2 3 4 5 6
Các ước
của a
1; 2 1; 3 1; 2; 4 1; 5 1; 2; 3; 6
Các số 2; 3; 5 chỉ có hai ước số là 1 và chính
nó.
Các số 4; 6 có nhiều hơn hai ước số
Ta gọi 2; 3 ; 5 là số nguyên tố
Các số 4 và 6 là hợp số.
*Khái niệm: SGK-46
?1 Hướng dẫn
7 là số nguyên tố vì 7 > 1 và 7 chỉ có 2 ước
là1 và 7.
8 là hợp số vì 8 > 1 và có nhiều hơn hai ước
là 1; 2; 4; 8.