Hoạt động 2: Ôn lại người kể và ngôi kể.
*Người kể và ngôi kể ? So sánh các kiểu
ngôi kể
- HS trình bày
- GV nhận xét
Lập bảng thống kê về việc kết hợp các PTBĐ
trong văn TM và TS.
II. Người kể và ngôi kể
+Kể chuyện theo ngôi thứ nhất người kể có
thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe,
mình thấy hay mình trải qua. Có thể trực
tiếp nói ra cảm tưởng ý nghĩ của mình.
+Ngôi thứ 3 kể theo cách gọi tên nhân vật,
người kể có thể linh hoạt, thể hiện tự do
những gì diễn ra 1 cách khách quan, thuận
lợi trong việc bao quát các đốt tượng
+Người kể kể qua ngôn ngữ của 1 nhân vật
tạo ra cái nhìn nhiều chiều, thay đổi điểm
nhìn giúp tác giả bộc lộ tình cảm, suy nghĩ
của mình một cách sinh động
-> Văn tự sự có thể kết hợp: miêu tả,
biểu cảm, miêu tả nội tâm, nghị luận
Tiết 84
*HĐ1: Bố cục của văn bản tự sự
Trình bày bố cục bài văn tự sự?
*HĐ2: Luyện tập:
1.Nhập vai nhận vật Thu khi đã lớn trong
truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng kể lại kì nghỉ phép của cha mình
năm xưa có sử dụng miêu tả nội tâm và nghị
luận.
2.Tưởng tượng mình là nhân vật người cháu
trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt, em
hãy kể lại những kỉ niệm của hai bà cháu.
- Hs trình bày
- Nhận xét của HS khác
- GV nhận xét và đánh giá
III. Bố cục
a) Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự
việc
b) Thân bài: trình bày diễn biến, sự việc
c) Kết bài: kết thúc sự việc cảm nghĩ của
bản thân
B.Luyện tập:
HS viết đoạn, bài văn tự sự có miêu tả nội
tâm và nghị luận.
IV.CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Cho biết cách thực hiện đối thoại trong văn bản tự sự và vai trò?
*HD: Nắm vững kiến thức về văn bản tự sự, về làm tiếp bài tập; chuẩn bị bài
Ôn tập tổng hợp.