LỊCH SỬ 6 : Bài 11
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
- Do kinh tế phát triển, xã hội nguyên thủy đã có những chuyển biến
trong quan hệ giữa người với người. Trên đất nước ta nảy sinh những vùng văn
hóa lớn, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn dân tộc.
3. Kĩ năng
- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét, so sánh, và sử dụng bản đồ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Tranh ảnh, bản đồ Việt Nam.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào? Ý nghĩa của việc
phát minh ra thuật luyện kim?
- Nghề trồng lúa nước được ra đời ở đâu? Ý nghĩa?
3. Bài mới
Do kinh tế phát triển nên xã hội của người nguyên thủy đã có những
chuyển biến trong quan hệ giữa người với người. Trên đất nước ta đã nảy sinh
những vùng văn hóa lớn, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn. Nước ta chuẩn bị bước
sang một thời đại mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: (13’)
- HS đọc mục 1-SGK.
- GV cho HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ
dùng bằng đồng hay làm một đồ dùng bằng đất nung
so với việc làm một công cụ bằng đá?
- Nhóm 2: Sự phân công lao động đã được hình
thành như thế nào?
+ Phân công lao động theo giới tính: Phụ nữ làm việc
nhà , làm nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải. Nam
giới một bộ phận làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh
cá; một bộ phận phụ trách việc chế tác công cụ , làm
đồ trang sức..
1. Sự phân công lao động đã được
hình thành như thế nào?
- Xã hội có sự phân công lao động.
+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ
gốm, dệt vải.
+ Nam giới: Một bộ phận làm nông
nghiệp, săn bắt, đánh cá; một bộ
phận chế tác công cụ, làm đồ trang