Quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ diễn ra như thế
nào? Các nước này đã thực hiện biện pháp gì để xây dựng, phát triển đất nước và thu được
thành tựu to lớn ra sao? Đó là những vấn đề cơ bản chúng ta cần làm sáng tỏ qua bài này.
3. Tổ chức dạy – học bài mới:
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
* Hoạt động: Tìm hiểu nét chung về quá trình
đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam
Á.
- GV hướng dẫn HS khai thác lược đồ khu vực Đông
Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai và khai thác
SGK bằng cách đưa ra câu hỏi: Qua quan sát lược
đồ và SGK, em hãy cho biết Đông Nam Á là một khu
vực như thế nào? Từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai, các nước Đông Nam Á phải đấu tranh chống lại
những kẻ thù nào và thu được kết quả gì?
- HS quan sát, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, phân tích, kết luận:
+ Nhìn vào lược đồ, các em thấy Đông Nam Á là
một khu vực thống nhất gồm 2 bộ phận: vùng bán
đảo (còn gọi là Đông Nam Á lục địa hay bán đảo
Trung Ấn) và quần đảo Mã Lai (Đông Nam Á hải
đảo). Diện tích của Đông Nam Á rộng 4,5 triệu km2,
gồm 11 nước với số dân 536 triệu người (2002).
+ Các nước trong khu vực Đông Nam Á gồm:
Philip1pin, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam
Mianma, Brunây, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia và
Đông Timo.
+ Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các
nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước
thực dân phương Tây (Trừ Xiêm-Thái Lan). Trong
những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước
Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt
Nhật Bản.
+ - GV dựa vào SGK tóm lược quá trình đấu tranh
chống quân phiệt Nhật Bản và chống chủ nghĩa thực
dân Âu – Mỹ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á.
Sau đó, GV kết luận: Tóm lại, từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài và
gian khổ, các quốc gia Đông Nam Á đều đã giành
được độc lập. Đây là một kết quả to lớn, làm thay đổi
sâu sắc cục diện khu vực Đông Nam Á , tạo điều
kiện cho các nước bắt tay vào công cuộc xây dựng,
phát triển đất nước đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
I. Các nước Đông Nam Á.
1. Sự thành lập của các quốc
gia độc lập ở Đông Nam Á sau
Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Vài nét chung về quá trình đấu
tranh giành độc lập:
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, các nước Đông Nam Á liên
tục nổi dậy đấu tranh giành độc
lập:
+ Tháng 8/1945, nhân cơ hội
Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều
nước Đông Nam Á đã nổi dậy
giành được độc lập (Inđônêxia,
Việt Nam, Lào) hoặc giải phóng
phần lớn lãnh thổ (Miến Điện, Mã
Lai, Philippin).
+ Tiếp đó, nhân dân Đông Nam
Á tiến hành kháng chiến chống
thực dân Âu – Mỹ quay trở lại xâm
lược và đều giành được thắng lợi:
Việt Nam đánh bại thực dân
Pháp (1954) và đế quốc Mỹ (1975).
Hà Lan phải công nhận độc
lập của Inđônêxia (1949).
Các nước Âu – Mỹ phải
công nhận độc lập của Philippin
(7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã
Lai (8/1957), Xingapo (6/1959).
Brunây tuyên bố độc lập
(1/1984).
Đông Timo tách khỏi
Inđônêxia (8/1999).