22. Sơ đồ vòng đời của giun đũa?
Giun đũa Trứng
(ruột người)
Máu, gan, Ấu trùng
Tim, phổi trong trứng
Ruột non Thức ăn
(ấu trùng chui ra)
23. Căn cứ vào nơi kí sinh so sánh giun kim,
giun móc câu, giun nào nguy hiểm hơn, loài
giun nào dễ phòng chống hơn.
So sánh giun kim và giun móc câu, thấy giun móc
câu nguy hiểm hơn vì chúng kí sinh ở tá tràng,
thường được gọi là nơi “bếp núc” của ống tiêu
hóa. Tuy thế phòng chống giun móc câu lại dễ hơn
giun kim ở chỗ chỉ cần đi giày dép, ủng,… khi tiếp
xúc với đất ở những nơi có ấu trùng giun móc câu
là đủ.
24. Giải thích vòng đời của giun kim:
Giun gây cho trẻ em phiền toái nào?Do thói
quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng
đời .
Gây cho trẻ em ngứa ngáy về đêm.
Giun kim đẻ trứng ở cửa hậu môn của trẻ vì ở đó
thoáng khí. Vì ngứa ngáy trẻ em đưa tay ra gãi và
do thói quen mút tay, liền đưa luôn trứng vào
miệng tạo cho vòng đời của giun được khép kín.
25. Kể tên và nêu đặc điểm một số giun đốt
thường gặp, vai trò của chúng?
Giun đỏ: sống thành búi ở cống rãnh, đầu cắm
xuống bùn, thân phân đốt, uốn sóng để hô hấp.
Khai thác để nuôi các cảnh.
Đỉa: kí sinh ngoài, có giác bám và nhiều ruột tịt để
hút và chứa máu, bơi kiểu lượn sóng. Dùng để hút
máu độc trong trị bệnh.
Rươi: sống ở nước lợ, thân phân đốt, chi bên có tơ
phát triển. Đầu có mắt, khứu giác, xúc giác. Là
thức ăn cho người và cá.
26. Hình dạng cấu tạo của trai?
Vỏ trai
- Gồm hai mảnh vỏ, gắn với nhau nhờ bản lề.
- Vỏ trai: 3 lớp
+ Lớp sừng
+ Lớp đá vôi
+ Lớp xà cừ
Cơ thể trai
- Trong 2 mảnh vỏ là cơ thể trai.
- Cấu tạo:
+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo có ống hút và
ống thoát nước
+ Giữa: tấm mang
+ Trong: thân trai và chân trai
27. Trai tự vệ bằng cách nào, cấu tạo nào của
trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
Trai tự vệ bằng cách co chân và khép vỏ. Nhờ vỏ
cứng chắc và hai cơ khép vỏ cứng chắc nên kẻ thù
không thể bửa vỏ ra ăn phần mềm của cơ thể
chúng.
28. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối
với môi trường nước?
Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn
hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ
khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống
như những máy lọc sống. Ởnhững nơi nước ô
nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi
lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể
trai, sò.
29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân
mềm.
Đặc điểm chung :
- Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi
- Có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản
Vai trò:
+ Làm thực phẩm cho con người
+ Nguyên liệu xuất khẩu
+ Làm thức ăn cho động vật
+ Làm sạch môi trường nước
+ Làm đồ trang trí, trang sức
+ Có ý nghĩa địa chất
- Tác hại:
+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
+ Làm hại cây trồng
30. Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm.
Là đồ trang sức: vỏ trai,ốc,... làm dây chuyền,
vòng đeo tay, bông tai,...
Làm vật trang trí: vỏ ốc làm lồng chụp đèn, làm
thuyền bè để trang trí,...
Có giá trị về mặt địa chất.
31. Cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp
xác?
Mọt ẩm: râu ngắn, các đôi chân đều bò được. Thở
bằng mang, ở cạn nhưng cần chỗ ẩm ướt.
Con sun: sống ở biển, con trưởng thành sống cố
định, thường bám vỏ thuyền, tàu, làm giảm tốc độ
di chuyển của phương tiện giao thông thủy.
Rận nước: sống ở nước, kích thước khoảng 2mm.
Di chuyển nhờ vận động của đôi râu lớn. Mùa hạ
chỉ sinh toàn con cái, là thức ăn chủ yếu của cá.
Chân kiếm: A. Loài chân kiếm sống tự do, có kích
thước và vai trò như rận nước.
B. Loài chân kiếm kí sinh ở cá, phần phụ tiêu
giảm, râu biến thành móc bám.
Cua đồng đực: phần bụng tiêu giảm dẹp mỏng gập
vào mặt bụng của mai (là giáp đầu ngực). Cua bò
ngang, thích nghi lối sống ở hang hốc.
3