DANH MỤC TÀI LIỆU
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN: SINH HỌC CHUYÊN ĐỀ: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA
MÔN: SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TIẾN HÓA HÓA HỌC
- Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chấttheo con đường tổng hợp hóa
học nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ
+ Các aa chuỗi polipeptid Protein.
+ Các Nucleotid chuỗi polinucleotid Acid Nucleic (ARN, ADN).
- Sự hình thành chế dịch mã: Các aa liên kết yếu với các N/ARN liên kết với
nhau chuỗi polipeptid ngắn (ARN giống như khuôn mẫu cho cho aa bám). CLTN
tác động, giữ lại những phân tử hữu cơ có khả năng phối hợp cơ chế phiên mã, dịch
mã.
* Tiến hóa hóa học: Quá trình hình thành các hợp chất hữu theo phương thức hóa
học dưới tác động của các tác nhân tự nhiên. Từ chất Chất hữu đơn giản
→ Chất hữu cơ phúc tạp.
II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC
- Hình thành tế bào sơ khai chịu sự tác động của CLTN.
- Từ những tế bào sơ khai các loài sinh vật dưới tác dụng của CLTN.
III. HÓA THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC HÓA THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SINH GIỚI
- Hóa thạch: Là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
Vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển sinh giới
- Hóa thạch bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự
sống
- Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất
- Từ tuổi hóa thạch
loài xuất hiện trước, loài xuất hiện sau và mối quan hệ họ hàng
giữa các loài.
- Từ tuổi hóa thạch
tuổi các lớp đất chứa hóa thạch và ngược lại.
IV. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
- Hiện tượng trôi dạt lục địa: Các lớp dung nham bên dưới chuyển động di chuyển
các phiến kiến tạo.
1. Đại thái cổ : (khoảng 3500 triệu năm)
-Trái đất hình thành. Hóa thạch SV nhân sơ cổ nhất
2. Đại nguyên sinh : (2500 triệu năm)
- Hóa thạch SV nhân thực cổ nhất
- Hóa thạch đv cổ nhất
- ĐV không sương sống thấp ở biển ,tảo
3. Đại cổ sinh : (300 – 542 triệu năm)
- Kỉ cambric: Phân bố lại lục địa và đại dương, khí quyển nhiều CO2. xuất hiện đv dây
sống.
- Kỉ Ocdovic: Di chuyển lục địa, băng hà. Mức nước biển giảm, khi hậu khô. Phát
sinh thực vật, tảo biển ngự trị. Tuyệt diệt nhiều sinh vật.
- Kỉ silua: HÌnh thành lục địa, Mức nước biển dâng cao, khí hậu khô nóng. cây
mạch và côn trùng chiếm lĩnh trên cạn, xuất hiện cá.
- Kỉ đêvôn: Hình thành xa mạC. Phân hóa cá sương, xuất hiện lưỡng cư.
- Kỉ than đá: Đầu kỉ khô nóng, về sau lạnh khô. Dương xỉ phát triển mạnh. xuất
hiện TV hạt trần, bò sát, lưỡng cư ngự trị.
- Kỉ pecmi: Các lục địa liên kết với nhau, băng hà. phân hóa bò sát và côn trùng, tuyệt
diệt nhiều động vật biển.
4. Đại trung sinh : (200 – 250 triệu năm)
- Kỉ tam điệp: Lục địa chiếm ưu thế, khi hậu khô. Cây hạt trần ngự trị. xương phát
triển, phân hóa bò sát cổ, xuất hiện chim và thú.
- Kỉ jura: Hình thành 2 lục địa Bắc Nam, biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm áp.
sát cổ ngự trị tuyệt đối trên cạn, dưới nước trên không. Cây hạt trần ngự trị. Phân
hóa chim.
- Kỉ phấn trắng: Các lục địa Bắc liên kết với nhau. Biển thu hẹp. Khí hậu khô. Xuất
hiện thực vật hạt kín. Tiến hóa động vật có vú. Cuối kỉ tiệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò
sát cổ.
5. Đại tân sinh : (1,8 – 65 triệu năm)
- Kỉ đệ tam: Các lục địa gần giống như hiện nay. Phân hóa thú, chim, côn trùng. Phát
sinh các nhóm linh trưởng.
- Kỉ đệ tứ: Băng hà, khí hậu lạnh, khô. Thực vật và động vật giống ngày nay, xuất hiện
loài người.
V. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
- Bằng chứng giải phẫu so sánh: Sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa người
động vật có xương sống đặc biệt với thú. Bộ xương chia 3 phần (đầu, mình, chi)
- Bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự phát triển phôi người tái hiện nhiều đặc điểm
động vật (có mang , có đuôi, nhiều vú, có lớp lông mịn ...).
- Bằng chứng tế o học sinh học phân tử: ADN người giống ADN tinh tinh tới
98%.
- Hiện tượng lại tổ, cơ quan thoái hóa ...
Người có nguồn gốc từ động vật.
2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người.
- Hóa thạch H.habilis (người khéo léo) tìm thấy Tazania sống cách đây 1,6 - 2.106
năm. Loài xuất hiện sớm nhất.
- Hóa thạch H.erectus (người đứng thẳng) tìm thấy châu Phi, châu Âu ...cách đây
35.000- 1,6.106 năm. Loài tồn tại lâu nhất
- H.erectus H.sapiens. Hóa thạch tìm thấy Cromanhon - Pháp, châu Âu, châu Á.
Sống cách đây 35.000-50.000 năm.
* Sự phát sinh loài người
Các giai đoạn chính Kích
thước
Dáng đi Hộp sọ Sử dụng công cụ lao
động
Vượn
ngưới
hóa
thạch
Parapitec
30tr năm
Nhỏ,
đuôi
Đi bằng 4
chi
Khá lớn Chưa biết sử dụng
công cụ lao động
Ôxtralopitec
5tr năm
Lớn hơn.
120-
140cm
Đi lom
khom
500-
600cm3
Biết sử dụng công cụ
lao động có sẵn
Người
Tối cổ
Pitecantrop
80.000 1tr
năm
Lớn.
170cm
Đã đi
thẳng
900-
950cm3
Biết chế tạo công cụ
lao động thô sơ
Xinantrop
50.000-
70.000 năm
Kích
thước lớn
Đi thẳng 850-
1220cm3
Công cụ lao động
bớt thô sơ, biết dùng
lửa.
Người cổ Neandectan
5-2 vặn năm
Kích
thước
trung bình.
155-
156cm
Đi thẳng 1400cm3
Có lồi cằm
Công cụ lao động
công phu hơn, biết
dùng lửa
Người
hiện đại
Cromanhon
3-5 vạn năm
Kích
thước lớn.
180cm
Đi thẳng 1700cm3
lồi cằm
Công cụ lao động
tinh xảo. Dùng lửa
* Giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người
- “Ra đi từ Châu Phi” Cho rằng người H.Sapiens được hình thành từ loài H.erectus
Châu Phi, sau đó phát tán sang châu lục khác.
- H.erectus di từ Châu Phi đến các châu lục khác, rồi từ nhiều nơi khác nhau, loài
H.erectus tiến hóa thành loài H.sapiens
* Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người
- Bàn tay trở thành công cụ chế tạo công cụ lao động
- Sự phát triển tiếng nói có âm tiết
- Sự phát triển của bộ não hình thành ý thức
- Dùng thịt và dùng lửa nấu chín thức ăn
- Hình thành các nghề, đời sống văn hóa chính trị
=>Loài người không ngừng phát triển nhưng loài người không biến đổi thành loài
nào khác
VI. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA.
Điểm phân biệt Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa
Các nhân tố
tiến hóa
- Biến dị di truyền,
CLTN
- Ngôn ngữ, chữ viết, đời sống văn hóa
tinh thần, khoa học công nghệ, quan hệ
xã hội …
Các giai đoạn
tác động chủ
yếu
- Vượn người hóa thạch,
người tối cổ. - Từ người cổ nay.
Kết quả
- Hình thành các đặc
điểm thích nghi nhờ sự
biến đổi sinh học trên cơ
thể.
- Hình thành nhiều khả năng thích nghi
mà không cần biến đổi về mặt sinh học
trên cơ thể. Con người làm chủ khoa học
kĩ thuật, ảnh hưởng đến nhiều loài và có
khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của
chính mình.
Sự truyền đạt
đặc điểm thích
nghi
- Qua gen từ mẹ con
(di truyền theo chiều
dọc).
- Qua học tập từ người này sang người
khác nhờ tiếng nói, chữ viết (truyền
ngang).
B. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Khi nói về phát sinh sự sống, điều nào sau đây không đúng?
A. Phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của cacbon.
B. Sự sống đầu tiên được phát sinh từ các hợp chất theo con đường hoá
học.
C. Ngày nay, sự sống vẫn đang được hình thành từ các dạng không sống.
D. Chỉ hệ tương tác protein axit nucleic mới khả năng nhân đôi, tự đổi
mới.
2. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều
loài khác nhau, trong số đó một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất
hiện đầu tiên trong chi Homo là
A. Homo habilis B. Homo sapiens
C. Homo erectus D. Homo neanderthalensis.
3. Ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, CLTN tác động chủ yếu vào cấp độ
A. Phân tử B. Giao tử C. Tế bào D. Cá thể.
4. Ngày nay, sự sống không còn được tiếp tục hình thành từ các chất theo
phương thức hoá họC. Nguyên nhân chủ yếu vì:
A. thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết.
B. chất hũu cơ bị các vi sinh vật phân huỷ.
C. không đụ thời gian để hình thành nên sự sống.
D. con người đã can thiệp quá sâu vào thiên nhiên.
5. Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là
A. phát sinh thực vật và các ngành động vật,
B. sự phát triển cực thịnh của bò sát
C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú .
D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.
6. Nói về sự tiến hoá hoá học, điều nào sau đây không đúng?
A. Từ các chất đã hình thành nên các hợp chất hữu đầu tiên cacbua
hidro.
B. Lipit, saccarit, protein, axit nucleic đều xuất hiện sau cacbua hidro.
C. trong không khí, các hợp chất hữu kết hợp với nhau để hình thành các
hệ tương tác.
D. Tất cả các hợp chất hữu đều không bị phân huỷ được rơi xuống biển,
đại dương.
7. Khi nói về giọt côaxecva, điều nào sau đây không đúng?
A. Các giọt coaxecva được hình thành do hai dung dịch keo tương tác với
nhau.
B. Các giọt côaxecva có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ và sinh trưởng.
C. Giọt coaxecva khả năng phân chia thành những giọt mới chứa axit
nucleic.
D. Hình thành giọt coaxecva là giai đoạn đầu tiên của tiến hoá tiền sinh học.
8. Hình thành giọt coaxecva có khả năng sinh sản là dấu hiệu đánh dấu sự xuất hiện
A. vật chất di truyền B. tổ chức sống đầu tiên
C. tiến hoá hoá học D. tiến hoá tiền sinh học.
9. Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử Trái Đất thành các đại, các kỉ?
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật.
B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật.
C. Thời gian hình thành và phát triển của Trái Đất.
10. Kết luận nào sau đây chưa chính xác?
A. Lịch sử của Trái Đất được chia thành 5 đại, đại Nguyên sinh chiếm thời gian
dài nhất.
B. Sự phát triển của sinh vật luôn kéo theo sự biến đổi về địa chất, khí hậu.
C. Các loài xuất hiện sau thường tiến hoá hơn các loài xuất hiện trước.
D. Sinh vật đầu tiên xuất hiện ở trên cạn, sau đó di cư xuống dưới nước.
11. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?
A. Đại thái cố B. Đại cổ sinh C. Đại trung sinh D. Đại tân sinh.
12. Trong lịch sử phát triển của thế giới sv, rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Nguyên
nhân chủ yếu làm cho các loài bị tiêu diệt hàng loạt là
A. loài xuất hiện sau đã tiêu diệt những loài sv xuất hiện trước.
B. có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài với nhau.
C. có sự thay đổi lớn về địa chất và khí hậu.
D. có sự thay đổi lớn về nguồn thức ăn và nơi ở.
13. Bằng chứng quan trọng nhất để chứng tỏ ở đại Thái cổ, sự sống đã phát sinh là
A. sự có mặt của than chì và đá vôi.
B. hoá thạch của các loài vi khuẩn.
C. sự sống đang tập trung dưới nước.
D. hoá thạch của các dạng động vật nguyên sinh.
14. Ở đại Thái cổ, sự sống đang tập trung dưới nước là vì
A. cơ thể có cấu tạo đơn giản. B. chưa tầng ôzôn để ngăn chặn tia tử
ngoại.
C. động vật hô hấp bằng mang. D. hầu hết cơ thể sinh vật đều đơn bào.
15. Khi nói về đại Cổ sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. Ở đv, các loài cá phát triển mạnh và chiếm ưu thế.
B. Ở tv, cây hạt trần phát triển ưu thế.
C. Ở cuối kỉ, đã xuất hiện những đại diện đầu tiên của bò sát.
D. Sinh vật ở cạn phát triển mạnh, sự tiến hoá diễn ra nhanh chóng.
16. Phát biểu nào sau đây không đúng về skiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá
học?
A. do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên từ các chất hình
thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
B. có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
C. trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất chưa có hoặc có rất ít oxi
D. quá trình hình thành các chất hữu bằng con đường hoá học mới chỉ là giả
thuyết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
17. Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta?
A. sâu bọ xuất hiện
B. xuất hiện thực vật có hoa
C. cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ
D. tiến hoá động vật có vú
18. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu
tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại
A. cổ sinh B. nguyên sinh C. trung sinh D. tân
sinh
19. Loài người hình thành vào kỉ
A. đệ tam B. đệ tứ C. jura D. tam điệp
20. Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại trung sinh?
A. kỉ phấn trắng B. kỉ jura C. tam điệp D. đêvôn
21. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây chưa chính xác?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn
người thành người.
D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
22. Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng
A. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi.
B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus các châu lục khác
nhau.
C. người H. erectus di sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H.
sapiens.
D. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis.
23. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học
A. hình thành các tế bào sơ khai.
B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.
C. hình thành sinh vật đa bào.
D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như hôm nay.
24. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là
A. cấu tạo tay và chân. B. cấu tạo của bộ răng.
C. cấu tạo và kích thước của bộ não. D. cấu tạo của bộ xương.
25. Sọ người có đặc điểm gì chứng tỏ tiếng nói phát triển?
A. có cằm. B. không có cằm C. xương hàm nhỏ D. không có răng nanh.
26. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học đã có sự
A. tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóc học.
B. rạo thành các coaxecva theo phương thức hóa học .
C. hình thành mầm mốmg những cơ thể đầu tiên theo phương thức hóa học.
D. xuất hiện các enzim theo phương thức hóa học.
27. Sự sống đầu tiên xuất hiện trong môi trường
A. trong nước đại dương B. khí quyển nguyên thủy.
C. trong lòng đất. D. trên đất liền.
thông tin tài liệu
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. TIẾN HÓA HÓA HỌC - Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ theo con đường tổng hợp hóa học nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ + Các aa  chuỗi polipeptid  Protein. + Các Nucleotid  chuỗi polinucleotid  Acid Nucleic (ARN, ADN). - Sự hình thành cơ chế dịch mã: Các aa liên kết yếu với các N/ARN và liên kết với nhau  chuỗi polipeptid ngắn (ARN giống như khuôn mẫu cho cho aa bám). CLTN tác động, giữ lại những phân tử hữu cơ có khả năng phối hợp  cơ chế phiên mã, dịch mã. * Tiến hóa hóa học: Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ theo phương thức hóa học dưới tác động của các tác nhân tự nhiên. Từ chất vô cơ → Chất hữu cơ đơn giản → Chất hữu cơ phúc tạp. II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC - Hình thành tế bào sơ khai chịu sự tác động của CLTN. - Từ những tế bào sơ khai  các loài sinh vật dưới tác dụng của CLTN.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×