B. có sự thụ tinh tạo ra con cái giống nhau và giống mẹ.
C. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con cái tạo ra giống nhau.
D. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
Câu 3. Sinh sản sinh dưỡng là
A. tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
B. tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
C. tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
D. tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.
Câu 4. Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là tính
A. cảm ứng. B. phân hóa. C. chuyên hóa. D. toàn năng.
Câu 5. Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?
A. Vì để tập trung nước nuôi cành ghép.
B. Vì để tránh gió mưa làm lay cành ghép.
C. Vì để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. Vì để loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
Câu 6. Đối với cây ăn quả, chiết cành có ý nghĩa
A. cải biến kiểu gen của cây mẹ.
B. rút ngắn thời gian sinh trưởng, thu hoạch sớm và biết trước đặc tính của quả.
C. thay cây mẹ già cỗi bằng cây con có sức sống hơn.
D. làm tăng năng suất so với trước đó.
Câu 7. Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
Câu 8. Cho các hình thức sinh sản sau đây:
I. Giâm hom sắn, mọc cây sắn.
II. Gieo hạt mướp, mọc cây mướp.
III. Tre, trúc nảy chồi, mọc cây con.
IV. Từ củ khoai lang, mọc cây khoai lang.
Hình thức nào là sinh sản sinh dưỡng?
A. I, II. B. II. C. II, III, IV. D. I, III, IV.
Câu 9. Thụ phấn chéo là hình thức
A. hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của một hoa khác cùng loài.
B. hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của chính hoa đó.
C. hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của một hoa bất kì.
D. hạt phấn từ nhụy hoa nảy mầm trên núm nhị của chính hoa đó.
Câu 10. Quả được hình thành từ
A. noãn đã được thụ tinh. B. bầu nhụy.
4