DANH MỤC TÀI LIỆU
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử; CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939 - 1945)
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử;
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939 - 1945)
1. Câu hỏi nhận biết, thông hiểu:
* Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào thời điểm nào?
A. 9/5/1945
B. 1/9/1939
C. 22/6/1941
D. Tháng 2/1943
* Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đức tấn công Tiệp Khắc.
B. Đức tấn công Ba Lan 01/9/1939.
C. Đức tham gia hội nghị Muy-ních.
D. Đức tấn công Liên Xô.
* Câu 3: Đức tấn công Ba Lan vào thời gian nào?
A. Tháng 7/1939. B. Tháng 8/1939. C. Tháng 9/1939. D. Tháng 10/1939.
* Câu 4: Quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào thời gian nào?
A. Tháng 10/1941.
B. Tháng 11/1941.
C. Tháng 12/1941.
D. Tháng 9/1941.
* Câu 5: Khi đánh chiếm Ba Lan, Đức thực hiện chiến lược gì?
A. Đánh nhanh tháng nhanh.
B. Chiến tranh chớp nhoáng.
C. Đánh lâu dài.
D. Đánh chắc, tiến chắc.
* Câu 6: Trước hành động leo thang chuẩn bị chiến tranh của Đức, Liên Xô có
chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Đối đầu với Đức.
B. Sẵn sàng chiến đấu chống lại Đức.
C. Bắt tay với Anh, Pháp, Mĩ để cô lập Đức.
D. Ký với Đức bản Hiệp ước Xô – Đức.
* Câu 7: Thái độ của các nước tư bản đối với Liên Xô
A. Liên kết với Liên Xô.
B. Hợp không chặt chẽ với Liên Xô.
C. Thù ghét Liên Xô.
D. Giúp đỡ Liên Xô.
* Câu 8: Phát xít Đức tấn công Liên Xô vào thời gian
A. 9/5/1945
B. 1/9/1939
C. 22/6/1941
D. Tháng 2/1943
** Câu 9: Đức chuyển hướng tấn công từ phía Đông sang phía Tây vào thời gian
nào?
A. Tháng 01/ 1940.
B. Tháng 02/ 1940.
C. Tháng 3/ 1940.
D. Tháng 4/ 1940.
** Câu 10: Đức thực hiện kế hoạch đánh nước Anh vào thời gian nào?
A. Tháng 7/ 1940.
B. Tháng 9/ 1940.
C. Tháng 8/ 1940.
D. Tháng 10/ 1940.
* Câu 11: Đức tấn công Liên Xô vào thời gian nào?
A. Tháng 5/ 1941.
B. Tháng 7/ 1941.
C. Tháng 6/ 1941.
D. Tháng 8/ 1941.
** Câu 12: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, Italia, Nhật
Bản đã
A. Mâu thuẫn đối đầu với nhau.
B. Hình thành liên minh để phát triển kinh tế.
C. Hình thành liên minh phát xít – khối trục.
D. Liên minh chặt chẽ với các nước Mĩ, Anh, Pháp.
** Câu 13: Chính phủ Hítle xé bỏ hòa ước Vécxai nhằm âm mưu gì?
A. Thành lập một nước " Đại Đức" gồm các lãnh thổ có người Đức ở châu Âu.
B. Thành lập một nước " Đại Đức" gồm các lãnh thổ có người Đức ở Tây Âu.
C. Thành lập một nước " Đại Đức" gồm các lãnh thổ có người Đức ở Đông Âu.
D. Thành lập một nước " Đại Đức" gồm các lãnh thổ có người Đức ở Bắc Âu.
** Câu 14: Khi hình thành liên minh phát xít – khối trục đã có những hành động
gì?
A. Ráo riết chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược.
B. Ra sức phát triển vũ khí hạt nhân.
C. Giúp đỡ các nước ở châu Âu phát triển đất nước.
D. Bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
* Câu 15: Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh có hành động gì?
A. Tăng cường các hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lược.
B. Đầu tư vốn vào nhiều nơi trên thế giới.
C. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội.
D. Ra sức phát triển vũ khí mới mang tính hủy diệt.
* Câu 16: Phát xít Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc vào thời gian nào?
A. Năm 1930.
B. Năm 1931.
C. Năm 1932.
D. Năm 1933
* Câu 14: Phát xít Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung
Quốc vào thời gian nào?
A. Năm 1937.
B. Năm 1938.
C. Năm 1939.
D. Năm 1940.
** Câu 17: Trong bối cảnh Đức ráo riết chạy đua vũ trang, thái độ của Liên Xô đối
với Đức như thế nào?
A. Coi nước Đức là đồng minh.
B. Phớt lờ trước hành động của Đức.
C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Ủng hộ nước Đức.
** Câu 18: Liên Xô có chủ trương gì với các nước tư bản trước hành động của phe
phát xít
A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp.
B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp.
C. Chỉ hợp tác chặt chẽ với Anh.
D. Chỉ hợp tác chặt chẽ với Pháp.
* Câu 19: Tháng 9/1939, Hội nghị Muyních được triệu tập gồm những người đứng
đầu các nước
A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức.
C. Anh, Pháp, Mĩ, Italia.
B. Anh, Pháp, Đức, Italia.
D. Anh, Pháp, Đức, Nhật.
* Câu 20: Trong Hội nghị Muyních một hiệp định được kí kết là
A. Trao vùng Xuyđét của Tiệp khắc cho Đức và Hítle cam kết chấm dứt mọi cuộc
thôn tính ở châu Âu.
B. Trao toàn bộ Tiệp khắc cho Đức và Hítle cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính
ở châu Âu.
C. Trao vùng Xuyđét của Tiệp khắc cho Đức và Hítle tiếp tục mọi cuộc thôn tính ở
châu Âu.
D. Trao vùng Xuyđét của Tiệp khắc cho Đức và Hítle sẽ giúp đỡ các nước ở châu
Âu.
** Câu 21: Thái độ của Liên Xô đối với chủ nghĩa phát xít
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.
B. Không quan tâm tới sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít.
C. Liên kết với chủ nghĩa phát xít.
D. Không coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.
** Câu 22: Thái độ của Mĩ đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.
B. Đưa ra "Đạo luật trung lập" không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.
C. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô để chống lại chủ nghĩa phát xít.
D. Tiến hành chuẩn bị lực lượng để chống phát xít.
** Câu 23: Thái độ của Anh, Pháp đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.
B. Thực hiện " chính sách nhân nhượng" chủ nghĩa phát xít.
C. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô để chống lại chủ nghĩa phát xít.
D. Tiến hành chuẩn bị lực lượng để chống phát xít.
** Câu 24: Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu
gì?
A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu
B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô
C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.
D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc
* Câu 25: Sau khi Đức liên kết với Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít, thái
độ của Liên Xô đối với các nước Đức như thế nào?
A. Coi nước Đức là đồng minh
B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức
C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Không đặt quan hệ ngoại giao với Đức.
** Câu 26: Chủ trương của Liên xô với các nước tư bản sau khi Đức ,Italia, Nhật
hình thành liên minh phát xít ?
A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.
B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp
C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.
D. Khộng hợp tác với các nước tư bản vì các nước tư bản dung dưỡng phe phát
xít.
* Câu 27: Khi Đức tấn công Ba Lan đã áp dụng chiến lược gì?
A. Chiến tranh chớp nhoáng.
B. Đánh nhanh thắng nhanh.
C. Đánh chắc tiến chắc.
D. Chiến tranh hạt nhân.
** Câu 28: Tháng 9/1940, tại Béclin ba nước phát xít Đức – Italia – Nhật kí Hiệp
ước Tam cường nhằm
A. tăng cường trợ giúp lẫn nhau.
B. phân chia thế giới.
C. cùng nhau thôn tính các nước ở châu Âu.
D. tăng cường trợ giúp lẫn nhau và phân chia thế giới.
* Câu 29: Khi Đức tấn công Liên Xô đã sử dụng chiến lược gì?
A. Chiến tranh chớp nhoáng.
B. Đánh nhanh thắng nhanh.
C. Đánh chắc tiến chắc.
D. Chiến tranh hạt nhân.
* Câu 30: " Chiến tranh chớp nhoáng" là chiến lược Đức sử dụng khi tấn công
A. Ba Lan
B. Anh
C. Pháp
D. Tiệp Khắc.
* Câu 31: " Chiến tranh chớp nhoáng" là chiến lược Đức sử dụng khi tấn công
A. Tiệp Khắc
B. Anh
C. Pháp
D. Liên Xô.
* Câu 32: Tới năm 1942, Nhật Bản đã thống trị khoảng
A. 5 triệu km2 đất đai với trên 500 triệu dân ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
B. 6 triệu km2 đất đai với trên 500 triệu dân ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
C. 7 triệu km2 đất đai với trên 500 triệu dân ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
D. 8 triệu km2 đất đai với trên 500 triệu dân ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
** Câu 33: Ngày 1/1/1942, một bản tuyên bố chung – được gọi là Tuyên ngôn
Liên hợp quốc được kí kết với sự tham gia của đại diện
A. 26 quốc gia, với trụ cột là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Pháp.
B. 26 quốc gia, với trụ cột là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. 26 quốc gia, với trụ cột là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Đức.
D. 26 quốc gia, với trụ cột là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Nhật.
* Câu 34: Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp thế giới?
A. Đức tấn công Liên Xô rạng sáng 22/6/1941.
B. Italia tấn công Ai Cập 9/1940.
C. Quân Nhật kéo vào Đông Dương 9/1940.
D. Mĩ tuyên chiến với Nhật, Đức, Italia.
* Câu 35: Ngày 1/1/1942, 26 quốc gia, với trụ cột là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ,
Anh đã kí kết
A. một bản tuyên bố chung – được gọi là Tuyên ngôn Liên hợp quốc.
B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
D. thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
** Câu 36: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945) Thành phố nào
được mệnh danh là " nút sống " của Liên Xô?
A. Thành phố Mátxcơva.
B. Thành phố Xtalingrát.
C. Thành phố Rostov.
D. Thành phố Volgograd.
* Câu 37: Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, mở cuộc tấn công vào đạo quân
Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu Trung Quốc vào
A. Ngày 5/8/1945.
C. Ngày 7/8/1945.
B. Ngày 6/8/1945.
D. Ngày 8/8/1945.
** Câu 38: Sự kiện nào đánh dấu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 - 1945)
kết thúc?
A. Ngày 9/5/1945, Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện
B. Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản.
C. Ngày 6/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima.
D. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
* Câu 39: Các cường quốc nào là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong
công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
C. Mĩ, Anh, Pháp.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Liên Xô, Mĩ, Pháp.
** Câu 40: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của
A. các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.
B. các nước phát xít Đức, Italia.
C. các nước phát xít Đức, Nhật Bản.
D. các nước phát xít Italia, Nhật Bản.
* Câu 41: Chiến thắng Xtalingrát tạo nên bước ngoặt của tiến trình chiến tranh thế
giới ,diễn ra vào thời gian nào:
A. 9/5/1945
B. 1/9/1939
C. 22/6/1941
D. Tháng 2/1943
* Câu 42: Phát xít Đức kí văn bản đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào thời
điểm nào:
A. 9/5/1945
B. 1/9/1939
C. 22/6/1941
D. Tháng 2/1943
** Câu 43: Ngày 1/1/1942 khối Đồng minh chống phát xít được thành lập ở Oa-
sinh-tơn gồm :
A. 26 nước.
B. 27 nước
C. 28 nước
D. 29 nước
** Câu 44: Chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”
của Hít le :
A. Chiến thắng Mát-xcơ-va
B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.
C. Chiến thắng En A-la-men.
D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan
** Câu 45: Trong chiến tranh thế giới hai, thành phố được mệnh danh là “nút sống
“ của Liên Xô là thành phố nào:
A. Thành phố Xta-lin-gơ-rat.
B. Thành phố Mat-xcơ-va
C. Thành phố Lê-nin-gơ-rát.
D. Thành phố Ki-ép.
thông tin tài liệu
1. Câu hỏi nhận biết, thông hiểu: * Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào thời điểm nào? A. 9/5/1945 B. 1/9/1939 C. 22/6/1941 D. Tháng 2/1943 * Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đức tấn công Tiệp Khắc. B. Đức tấn công Ba Lan 01/9/1939. C. Đức tham gia hội nghị Muy-ních. D. Đức tấn công Liên Xô. * Câu 3: Đức tấn công Ba Lan vào thời gian nào? A. Tháng 7/1939. B. Tháng 8/1939. C. Tháng 9/1939. D. Tháng 10/1939. * Câu 4: Quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào thời gian nào? A. Tháng 10/1941. B. Tháng 11/1941. C. Tháng 12/1941. D. Tháng 9/1941. * Câu 5: Khi đánh chiếm Ba Lan, Đức thực hiện chiến lược gì? A. Đánh nhanh tháng nhanh. B. Chiến tranh chớp nhoáng. C. Đánh lâu dài. D. Đánh chắc, tiến chắc. * Câu 6: Trước hành động leo thang chuẩn bị chiến tranh của Đức, Liên Xô có chính sách đối ngoại như thế nào? A. Đối đầu với Đức. B. Sẵn sàng chiến đấu chống lại Đức. C. Bắt tay với Anh, Pháp, Mĩ để cô lập Đức. D. Ký với Đức bản Hiệp ước Xô – Đức.
Mở rộng để xem thêm
tài liệu giúp tôi
Nếu bạn không tìm thấy tài liệu mình cần có thể gửi yêu cầu ở đây để chúng tôi tìm giúp bạn!
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×