+ Tháng 3 - 1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định nhương chỉ xây dượng đại
đồn Chí Hoà, không chủ động tấn công quân Pháp.
5. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam kì.Hiệp ước 6-6-1862
- Ngày 23-2-1861, Pháp tấn công và chiếm đại đồn Chí Hoà.
- Thừa thắng chúng đánh chiếm thêm
3 tỉnh là Định Tường (12 - 4-1861), Biên Hoà (18 – 12 - 1861), Vĩnh Long (23 - 3 -
1862).
- Tuy vậy, thực dân Pháp không sao kiểm soát được các vùng đã chiếm đóng. Cuộc
khởi nghĩa của nhân dân ta phát triển mạnh, các toán quân của Trương định,
Nguyễn Trung Trực giành nhiều thắng lợi, gây cho địch nhiều khó khăn.
- Giữa lúc đó, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5 - 8 -1862),
nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kì, đảo Côn Lôn.
6. Nhân dân 3 tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862
- Triều đình nhà Nguyễn vẫn chủ chương hoà với Pháp, ngăn cản cuộc kháng chiến
của nhân dân.
- Nhân dân ta vẫn quyết tâm kháng chiến tới cùng. Các đội nghĩa binh không chịu
hạ vũ khí mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Trương Định chống lệnh của triều
đình, quyết tâm ở lại kháng chiến, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin
của dân chúng.
- Năm 1864 sau cuộc tập kích của Pháp Trương định bị thương nặng,hi sinh.
7. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì
- Việc đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây nằm trong kế hoạch " chinh phục từng gói nhỏ"
của Pháp.Chúng đánh chiếm CPC, cô lập 3 tỉnh miền Tây, ép triều đình huế
nhường quyền cai quản và cuối cùng tấn công bằng vũ lực.
- Ngày 20 - 6 - 1867, quân Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản
phải nộp thành.
- Từ ngày 20 đến ngày 24 - 6 - 1867, quân Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam kì
là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn.
8. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp
- Đến 1867, cả 6 tỉnh Nam Kì đã bị giặc chiếm,tương quan lực lượng chênh lệch,
tinh thần chiến đấu của quan quân triều đình đã giảm sút.
- Tuy vậy, phong trào kháng Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Tây vẫn dâng cao,
dưới nhiều hình thức bám đất, bất hợp tác với giặc, khởi nghĩa vũ trang,liên minh
chiến đấu với nhân dân Cam pu chia...
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Nguyễn Trung trực, Nguyễn Hữu Huân...
PHẦN II: LUYỆN TẬP, CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1: Với Hiệp ước Nhâm Tuất (ký ngày 5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã
nhượng cho Pháp
A. ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
B. ba tỉnh: miền Tây Nam kì và đảo Côn Lôn.
2